LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2.1. Lồng ghép chính sách phát triển làng nghề trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức
Cho đến nay, Hoài Đức vẫn là một huyện nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp so với mức bình quân chung của thành phố. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu trong kinh tế của huyện. Thực tế cho thấy, nông thôn rất khó thoát khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển nếu chỉ dựa vào phát triển nông nghiệp thuần tuý. Với diện tích đất canh tác trung bình thấp, manh mún, hộ
nông dân nếu chỉ trồng lúa thì thu nhập sẽ rất thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình. Mặt khác, trong những năm tới Hoài Đức cũng khó có thể đi nhanh bằng phát triển công nghiệp quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hay trung tâm buôn bán lớn.
Có thể khẳng định phát triển làng nghề là con đƣờng phát huy đƣợc những lợi thế của địa phƣơng, vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng đạt đƣợc các mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Vì vậy, xây dựng hiệu quả chính sách phát triển làng nghề là một trong những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Điều này đặt ra yêu cầu cần lồng ghép chính sách phát triển làng nghề trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Phát triển làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề phải gắn liền với quy hoạch phát triển chung của huyện, tỉnh đi đôi vớ phát triển thƣơng mại, dịch vụ. Ngành nghề, làng nghề là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp huyện, thành phố. Hơn thế nữa, có thể coi đây là mũi đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc phát triển các làng nghề đòi hỏi phải có sự gắn kết với kế hoạch, quy hoạch chung thì mới khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng xã, huyện, vùng phân bổ hài hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tƣ phát triển sản xuất ổn định. Trên cơ sở quy hoạch định hƣớng phát triển chung của thành phố, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của huyện, từ đó xác định chi tiết của từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phƣơng theo từng thời kỳ, từ đó phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực bên ngoài để phát triển. Trong quy hoạch, các chƣơng trình
phƣơng án phát triển làng nghề, cần phải xem xét toàn diện những điều kiện về mặt bằng, điện, giao thông, thƣơng mại, vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ, lao động… cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Cần phải có phƣơng án kết hợp làng nghề truyền thống với công nghiệp lớn, công nghiệp Trung ƣơng để phát triển làng nghề.