CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Chính sách có thể tác động thúc đẩy hoặc có thể cản trở sự phát triển của làng nghề hoặc không mang lại những tác dụng mong muốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình chính sách, đó là hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách và phân tích chính sách để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện chính sách. Vì vậy, chất lƣợng của chính sách phát triển làng nghề chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố, trong đó một số nhân tố cơ bản bao gồm:

1.4.1. Nhân tố về thể chế nhà nƣớc

Đây là nhân tố có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các làng nghề. Để phát triển làng nghề các doanh nghiệp và hộ gia đình không thể thực hiện có hiệu quả mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc định hƣớng, hỗ trợ cho các làng nghề. Vai trò của chính sách đối với sự phát triển của làng nghề đƣợc thể hiện nhƣ: Định hƣớng và điều tiết hoạt động của các làng nghề; kích thích sự phát triển của các làng nghề phát, tạo môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi...

1.4.2. Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách

Thành công của chính sách phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan và cán bộ hoạch định và thực thi chính sách đó. Phải có bộ máy hiệu lực và cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, giữa nhà nƣớc và nhân dân, thì mới có thể làm tốt công tác phân tích,

dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn phƣơng án tối ƣu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách nhƣ hƣớng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

1.4.3. Điều kiện và tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng đất nƣớc và điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng

Các điều kiện kinh tế về trình độ phát triển, tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế, sự phát triển và nhu cầu từng lĩnh vực kinh tế - xã hội.v.v…đều ảnh hƣởng tới hình thành chính sách. Những hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn cũng ảnh hƣởng rất lớn tới chính sách. Nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế cũng nhƣ các cam kết song phƣơng và đa phƣơng…

Ngoài ra, mỗi địa phƣơng trong tiến trình chính sách lại có những điều kiện cụ thể, đặc thù, chẳng hạn điều kiện về kinh tế, xã hội của tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về địa lý, cơ sở hạ tầng…, trình độ dân trí khá cao, thu nhập, đời sống nhân dân,.. là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thực thi chính sách, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của chính sách. Mặt khác những đặc điểm của Làng nghề ở địa phƣơng cũng tác động đến chất lƣợng của chính sách, các chính sách phải phù hợp với các đặc điểm này.

1.4.4. Xu thế phát triển của chính sách hội nhập kinh tế - xã hội thế giới

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hƣớng tất yếu, tác động đến tất cả các quốc gia. Nó vừa là sự lựa chọn, vừa là sức ép, áp lực phải chấp nhận sân chơi chung của toàn thế giới, nó vừa mang lại cơ hội vừa là thách. Vì vậy,các chính sách khi hình thành phải xét đến khả năng

tận dụng cơ hội vƣợt qua thách thức để đảm bảo xu thế chung toàn cầu.

Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

- Những cơ hội mới chủ yếu cho làng nghề của Việt Nam do hội nhập quốc tế tạo ra bao gồm:

Một là, tạo khả năng mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm làng nghề. Việc

gia nhập vào các thị trƣờng khu vực và quốc tế trở thành bƣớc ngoặt cho các làng nghề mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tạo ra cơ hội lớn trong giao lƣu kinh tế văn hoá giữa các làng nghề của các địa phƣơng và toàn quốc với nƣớc ngoài, làm cho làng nghề trở thành chiếc nôi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ cho thị trƣờng rộng lớn của thế giới.

Hai là, trong xu thế phát triển của toàn cầu hóa và công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử trở thành yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp làng nghề khắc phục hạn chế về không gian, thời gian và những khó khăn trở ngại khác trong tiếp cận thị trƣờng thế giới, tạo ra cơ hội mới ngày càng rộng mở, thuận lợi để tăng cƣờng tiếp thị, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng kinh doanh.

Ba là, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ, tạo cơ hội cho làng nghề có thể thu hút vốn, công nghệ, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực để phát huy lợi thế so sánh của các vùng miền, địa phƣơng trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Những thách thức chính đối với các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế bao gồm:

Thứ nhất, thị trƣờng biến động khó lƣờng. Sự vận động và phát triển của

gây tác động tiêu cực rất lớn tới các chủ thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang đậm nét văn hóa nhƣ các mặt hàng của làng nghề.

Thứ hai, yêu cầu về chất lƣợng, thiết kế mẫu mã sản phẩm của thị trƣờng

thế giới ngày càng cao. Trong những năm gần đây, xu hƣớng tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giảm sút trên thị trƣờng thế giới vì không có tính đột biến, sáng tạo trong mẫu mã.

Thứ ba, cạnh tranh ngày càng gay gắt làng nghề đứng trƣớc thách thức

lớn là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, thụ động, chƣa thực sự có ý thức hội nhập. Một số làng nghề truyền thống cũng có nghiên cứu thị trƣờng, nhƣng chƣa đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào trung gian, môi giới, khách hàng lớn, kế hoạch sản xuất không ổn định. Mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là hộ gia đình, nhƣng các hộ gia đình lại không có đủ khả năng đầu tƣ công nghệ, không có năng lực, tƣ cách pháp nhân để xuất khẩu trực tiếp.

Thứ tư, những yếu kém của các chủ thể làng nghề trong việc tiếp cận thông tin thị trƣờng, công nghệ sản xuất tiên tiến và sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các làng nghề chƣa biết tận dụng khả năng tiếp thị sản phẩm của mình ra bên ngoài nên mạng lƣới tiêu thụ trong nƣớc và nƣớc ngoài còn ít và mang tính nhỏ lẻ.

1.4.5. Thủ tục hành chính và kinh phí

Các thủ tục hành chính tạo ra môi trƣờng cho quá trình chính sách, quy định những đòi hỏi và bƣớc đi cần thiết cho quá trình chính sách tạo ra trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ƣu. Mặt khác để có một chính sách và chính sách đó đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách nhà nƣớc; từ các tổ chức và nhân dân đóng góp, đầu tƣ; từ tài trợ, ủng hộ của tổ chức, nhân dân trong và ngoài nƣớc.

Để chính sách đi vào cuộc sống cần tổ chức phối hợp các ngành, các cấp trong việc hƣớng dẫn, tập huấn, huy động sự vận hành của hệ thống thông tin đại chúng v.v… nhƣng đồng hành với nó thì chính sách đó phải nhận đƣợc thái độ và hành động ủng hộ và hƣởng ứng của ngƣời dân. Nếu chính sách không đem lại lợi ích cho họ hoặc ngƣời dân chƣa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách đó thì họ sẽ không ủng hộ và nảy sinh những khó khăn trong thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)