Tăng cƣờng tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

3.2.5. Tăng cƣờng tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh

trong lĩnh vực phát triển làng nghề

Đổi mới phƣơng thức sản xuất là yêu cầu bắt buộc để mỗi làng nghề có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, đổi mới sản xuất công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ góp

phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Khuyến khích các hộ sản xuất trong các làng nghề đổi mới công nghệ, gắn công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, đổi mới và nâng cao trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng, hạ giá thành và nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề, tạo sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng. Gắn kết chặt chẽ giữa chuyển giao và đầu tƣ công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất, gắn sản xuất với thị trƣờng. Kết hợp hài hoà trình độ công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền, từng bƣớc cơ giới hoá các khâu, các công đoạn sản xuất thủ công, chú ý quy mô sản xuất vừa phù hợp với trình độ quản lý của chủ hộ làm nghề. Đảm bảo đa dạng sản phẩm nhƣng chú ý tới các sản phẩm mũi nhọn, truyền thống của làng nghề.

Các cơ quan tƣ vấn quản lý, tƣ vấn công nghệ ở thành phố cần tiếp cận, tƣ vấn và hƣớng dẫn cho làng nghề về công nghệ mới, các biện pháp tổ chức sản xuất và chất lƣợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nhãn mác phù hợp với từng thị trƣờng. Đồng thời cần tăng cƣờng thu hút các lực lƣợng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng về làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức. Bên cạnh đó, cần có các chính sách nhằm thu hút một lực lƣợng lớn đội ngũ trí thức tại các trƣờng, viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp của Hoài Đức tham gia nghiên cứu khoa học.

Đến nay, làng nghề dệt len xã La Phù đã đầu tƣ đổi mới nhiều máy dệt len với công nghệ lập trình trên máy tính, dây chuyền sản xuất tự động giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, an toàn và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Hay nhƣ ở làng nghề An Thƣợng, ngƣời dân áp dụng mô hình làm bánh đa nem sử dụng các nguồn năng lực tái tạo. Từ sau 2002, nhờ áp dụng cơ khí hoá vào sản xuất, ngƣời dân đã mạnh dạn đầu tƣ chuyển dần sang tráng bánh bằng máy. Nhờ vậy, mỗi hộ gia đình đã nâng lƣợng nguyên liệu sử dụng để sản xuất mỗi ngày từ 100-120kg gạo; thời gian tráng bánh rút ngắn còn 3 đến 4 tiếng, do đó năng suất và chất lƣợng bánh ngày một tăng lên. Mỗi năm, khi sắp tới dịp Tết nguyên đán, sau khi trừ chi phí, mỗi lò bánh có thể lãi suất từ 1 -1,5 triệu/ ngày; còn ngày thƣờng, mỗi lò cũng cho thu nhập ổn định từ 400 - 500 nghìn đồng/ ngày. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại làng nghề đều đã tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thƣơng mại, quảng bá hình ảnh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với các làng nghề, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức yêu cầu tất cả các làng nghề cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao; phát triển tài sản trí tuệ của địa phƣơng, tập trung vào các sản phẩm làng nghề truyền thống lâu đời thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nhằm tạo vị thế cho sản phẩm làng nghề trong quá trình hội nhập. Điều quan trọng nhất là không vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua vấn đề môi trƣờng, các làng nghề cần xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm nƣớc thải, chất thải, không khí mới có thể phát triển lâu dài, bền vững.

Hiện nay, nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở các quy trình, hoặc một vài công đoạn sản xuất. Từ những ứng dụng nhƣ vậy, đã cho ra những sản phẩm chất lƣợng tốt, tăng năng suất, hạ giá thành, đáp ứng đƣợc những đơn đặt hàng lớn, đa dạng hoá sản phẩm, giải phóng lao động và tăng thu nhập cho ngƣời lao động; góp phần bảo đảm tính thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ của các làng nghề hiện nay rất khó khăn nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chƣa đƣợc rộng rãi.

Để các làng nghề hoạt động đƣợc đảm bảo, hiệu quả. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần có sự hỗ trợ của các ngành chức năng nhƣ chính sách ƣu đãi, lựa chọn công nghệ thích hợp với cơ sở sản xuất của làng nghề; phát huy vai trò của cơ quan chuyên môn để làm nòng cốt trong việc chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)