Giải pháp hoàn thiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ

Chính sách khuyến khích đầu tƣ cần tiếp tục hoàn thiện theo hƣớng mở rộng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và ở các làng nghề nói riêng. Chính sách khuyến khích đầu tƣ cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đẩy mạnh tốc độ cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, coi việc

cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở các làng nghề là công cụ chủ chốt của chính sách khuyến khích đầu tƣ, đồng thời chú ý tới định hƣớng chất lƣợng của môi trƣờng đầu tƣ ở các làng nghề phải hơn hẳn so với các khu vực nông thôn khác.

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trƣờng thông thoáng cho đầu tƣ. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, thông tin liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp nhƣ: xây dựng kho dữ liệu tên doanh nghiệp, quốc gia để tra cứu tránh nhầm lẫn, thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm nội dung kê khai trong hồ sơ doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận quyền kinh doanh của công dân, nâng cao kỷ cƣơng, kỷ luật quản lý hành chính.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện giải pháp về tín dụng cho làng nghề. Hầu hết các làng nghề trên địa bàn huyện đều gặp khó khăn về vốn, nên sản xuất khó phát triển, thậm chí mai một và rơi vào vòng luẩn quẩn, không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, nên không có thị trƣờng vì thế không có nhu cầu đầu tƣ : Tăng tỷ trọng đầu tƣ cho các làng nghề: đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn, tăng cƣờng đào tạo nghề, đa dạng hóa các lạo hình đào tạo, khuyến khích các tổ chức đào tạo ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong làng nghề.

Về các chính sách tín dụng ƣu đãi hiện hành, chủ yếu các doanh nghiệp lớn đƣợc hƣởng lợi, các doanh nghiệp nhỏ, hộ nông dân, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản khó tiếp cận nguồn ƣu đãi này. Hơn nữa, thời gian vay vốn nói chung còn ngắn so với yêu cầu của sản xuất. Đổi mới chính sách huy động và sử dụng vốn là việc tạo môi trƣờng thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận các nguồn vốn, thông qua một loạt các chính sách và biện pháp nhƣ:

- Hoàn thiện hệ thống ngân hàng, hệ thống tín dụng

Tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng mở rộng và phát triển hệ thống thu hút và cung ứng vốn của các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng cổ phần, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng nƣớc ngoài.

+ Nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách tăng vốn tín dụng, giảm lãi suất cho vay, điều chỉnh thời gian cho vay đối với các hộ và doanh nghiệp trong làng nghề nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất mặt hàng mới tăng cƣờng xuất khẩu.

+ Các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề đƣợc Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay tín dụng đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, bảo hành tín dụng đầu tƣ. Triển khai mạnh các hình thức thuê mua tài chính, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thế chấp đối với các làng nghề.

+ Tăng vốn tín dụng ƣu đãi, vốn chƣơng trình kích cầu của nhà nƣớc cho các cơ sở ngành nghề nông nông thông đƣợc vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ƣu đãi nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cƣờng xuất khẩu.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề

Do yếu thế về quy mô nên các cơ sở sản xuất kinh doanh tại một số làng nghề thƣờng khó tiếp cận với vốn, chủ yếu là do không đủ tài sản thế chấp. Huyện cần sớm thành lập các quỹ đầu tƣ phát triển ở huyện từ nhiều các nguồn vốn khác nhau để giải quyết cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tƣ cơ sơ hạ tầng làng nghề và các dự án thuộc các lĩnh vực ƣu tiên phát triển theo định hƣớng của địa phƣơng. Huyện cần khẩn trƣơng kiện toàn và tăng cƣờng năng lực, đặc biệt là vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: thông qua quỹ này, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở

các làng nghề có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng đồng thời cũng chia sẻ rủi ro cho các ngân hàng thƣơng mại. Ngoài việc bảo lãnh tín dụng còn là nơi cung cấp thông tin, trung gian tổ chức đối thoại để các đối tác hiểu biết lẫn nhau…

- Tăng cường thị trường tín dụng nông thôn để các nhà đầu tư ở các làng nghề có được lượng vốn cần thiết và chi phí thấp

Nhà nƣớc cũng cần khuyến khích các hình thức cho vay có bảo đảm bằng thế chấp các giấy tờ có giá nhƣ trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng vì khi đó các tổ chức tín dụng sẽ tiết kiệm thời gian công sức quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ cần tập trung đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị phát hành.

Nhà nƣớc cũng cần có những chính sách để mở rộng, phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính. Tín dụng thuê mua là một hình thức quan trọng của đầu tƣ, là biện pháp thay thế vốn ngân hàng, giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ít vốn hoặc không có tài sản thế chấp dễ dàng có tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh.

Nhà nƣớc cần đa dạng hoá các loại hình hoạt động và tổ chức của hệ thống tín dụng, cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia, đồng thời thể chế hoá các quy định về các loại hình kinh doanh tín dụng. Khuyến khích phát triển các loại quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng, các quỹ chuyên dụng… để đƣa vốn về các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)