KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 44)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Hoài Đức với diện tích 82,38 km2, dân số 215.506 ngƣời, nằm ở vị trí trung tâm “Hà Nội mới” và nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Hoài Đức, 2018

Huyện sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 (theo Nghị Quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan), có vị trí địa lý nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Đan Phương, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Hà Đông.

Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ nội thành Hà Nội. Với trục Đại Lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua nhƣ quốc lộ 32, tỉnh lộ 423, 422,70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của huyện Hoài Đức nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.

Huyện Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét. Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Tổng số hộ toàn huyện năm 2018 là 53.892 hộ, dân số 215.506 ngƣời; mật độ dân số 2.537 ngƣời/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo là 1,3%. Hiện trên địa bàn huyện có gần 1300 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động; gần 10.200 hộ sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn có trên 17.300 hộ có nghề phụ sản xuất trong các làng nghề, chiếm 53,4% số hộ trong toàn huyện [31].

Huyện Hoài Đức có 53 làng có nghề; trong đó có 12 làng đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (trƣớc đây) công nhận, gồm:

1. Làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm Lƣu xá, xã Đức Giang; 2. Làng nghề Bún bánh Cao xá Hạ xã Đức Giang;

3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; 4. Làng nghề Bánh kẹo - Dệt kim La Phù;

5. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai; 6. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dƣơng Liễu; 7. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế;

8. Làng nghề nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai xá, xã Kim Chung; 9. Làng nghề Bánh đa Nem Ngự Câu xã An Thƣợng;

10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở;

11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung; 12. Làng nghề dệt may chế biến nông lâm sản Đồng nhân, xã Đông La. Cơ cấu kinh tế của huyện Hoài Đức giai đoạn 2013 – 2017 đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng ngành Thƣơng mại - Dịch vụ, Công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII của huyện đề ra: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 53,7%, Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 40,6%, Nông nghiệp chiếm 5,7%, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm khá ổn định, bình quân đạt 11,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trung bình đạt 11.112 tỷ đồng/năm.

Tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2017 là 17.290 tỷ đồng, đạt 100,08% kế hoạch và tăng 10,38% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 ƣớc đạt 45,2 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2016).

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Năm GDP Tốc độ tăng trƣởng Thƣơng mại –

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

2013 10811 11.5% 5943 54.97% 4090 37.83% 778 7.2% 2014 12308 12.16% 6681 54.28% 4833 39.27% 794 6.45% 2015 14080 12.59% 7691 54.62% 5587 39.68% 802 5.7% 2016 15502 10.1% 8582 55.36% 6106 39,39% 814 5.25% 2017 17290 10.38% 7905 47.94% 8177 45.28% 1208 6.78%

Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND huyện Hoài Đức từ năm 2013- 2017

Tổng giá trị sản xuất Thƣơng mại - Dịch vụ trung bình đạt 6517 tỷ đồng/năm, năm 2017 là 7.905 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 11,9%/năm.

Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt trung bình 4.542 tỷ đồng/năm; năm 2017 đạt 8.177 tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 784 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.208 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng trƣởng bình quân 1,5%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 40,8% cơ cấu nông nghiệp, tăng 7% so với năm 2010; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 59,2% cơ cấu nông nghiệp, tăng 1,1% so với năm 2010. Tổng sản lƣợng lƣơng thực 6 tháng đầu năm 2017 ƣớc đạt 13.320 tấn. Tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng các loại ƣớc đạt 9.625 tấn, so với cùng kỳ tăng 5,7%.

Huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 80 di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hóa quý giá gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Là huyện có truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lƣu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hóa dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hóa, tinh thần truyền thống dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống nhằm giáo dục ngƣời dân truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Các căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp và môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống.

- Nghị định số 52/2018/NĐ – CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 31/2014/QĐ – UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 85/2009/QĐ – UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội.

- Quyết định số 6230/QĐ – UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020.

- Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 36/KH – UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch hoạt động của ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội năm 2017.

- Chƣơng trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 trình bày phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020 cũng nhƣ phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Hoài Đức đến năm 2020 trong đó có phát triển làng nghề.

- Văn bản số 2504/UBND-KT ngày 25 tháng 4 năm 2017 của UBND huyện Hoài Đức về tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện.

- Văn bản số 43/KT ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Phòng Kinh tế, UBND huyện Hoài Đức về việc triển khai công tác xét công nhân danh hiệu “Làng nghề” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2017.

- Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; quyết định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu xây dựng, phát triển huyện Hoài Đức giai đoạn 2015 - 2020 trong đó có tập trung phát triển làng nghề trên địa bàn huyện.

- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/6/2002 của UBND xã Sơn Đồng thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng nhằm duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề xã Sơn Đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức bao gồm từ các văn bản của các cơ quan cao nhất trong hệ thống chính trị nƣớc ta nhƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Chính phủ cho đến văn bản của các chính quyền thành phố Hà Nội, kể cả của UBND huyện Hoài Đức và UBND cấp xã thuộc huyện.

2.2.2. Đối tƣợng

Đối tƣợng tác động của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

2.2.3. Mục tiêu

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nhằm phát triển làng nghề bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.4. Các biện pháp

Các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức đƣợc triển khai theo các nhóm hoạt dộng cụ thể sau:

2.2.4.1 Đối với lĩnh vực kinh tế

Trong số các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề đƣợc UBND thành phố định hƣớng về lĩnh vực kinh tế, với điều kiện thực tiễn tại địa phƣơng, huyện Hoài Đức tập trung vào nhóm giải pháp hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu làng nghề, bao gồm

Thứ nhất, Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là cơ sở) khi tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo kế hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ

+ Đƣợc hƣởng chính sách xúc tiến thƣơng mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tƣ số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc để thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia.

+ Khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam đƣợc hỗ trợ thêm 50% cƣớc phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm.

Thứ hai, Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Các làng nghề đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung: + Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu. + Đặt tên thƣơng hiệu, thiết kế biểu tƣợng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thƣơng hiệu tƣơng ứng cho thƣơng hiệu làng nghề.

+ Tƣ vấn chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho thƣơng hiệu làng nghề.

+ Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung. Các làng nghề đƣợc đăng ký nhiều nội dung đề nghị hỗ trợ.

2.2.4.2. Đối với lĩnh vực xã hội

Đối với lĩnh vực xã hội, các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức tập trung vào:

a. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp

Thứ nhất, Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng:

+ Doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo; cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề theo quy định;

+ Cá nhân có hộ khẩu thƣờng trú tại Hà Nội, trong độ tuổi lao động (nam từ 16 đến 60 tuổi; nữ từ 16 đến 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Nội dung, mức hỗ trợ: ngân sách hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngƣời lao động chỉ đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề một lần.

Thứ hai, Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp

- Đối tƣợng: Chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. - Thời gian tập huấn: không quá 07 (bảy) ngày

- Nội dung và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 6 Thông tƣ liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính - Bộ Công thƣơng hƣớng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phƣơng.

b. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, trong đó tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tƣ xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trƣng bày

giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ:

+ Đƣợc ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tƣ xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.

+ Đƣợc ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tƣ xây dựng khu trung tâm trƣng bày, giới thiệu sản phẩm, nhƣng không quá một (01) tỷ đồng/làng nghề.

2.2.4.3. Đối với lĩnh vực môi trường

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tƣ xây dựng mới công trình xử lý nƣớc thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do nƣớc thải, chất thải gây ra, có dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)