Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân và các tổ chức kinh tế ở Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

3.2.6. Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân và các tổ chức kinh tế ở Hà

tế ở Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng về vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong quá trình tăng trƣởng kinh tế

Việc bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp không phải chỉ riêng của Nhà nƣớc mà là của toàn bộ quần chúng. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng có đƣợc hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trƣờng của toàn xã hội. Do đó, việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục và truyền thông môi trƣờng, là một công cụ quản lý môi trƣờng gián tiếp và rất cần thiết, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển. Phòng Tài nguyên môi trƣờng – UBND Huyện Hoài Đức cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tuyên truyền môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội...), đơn vị vũ trang, của cả cộng đồng dân cƣ trong bảo vệ môi trƣờng nhƣ có thái độ nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trƣờng đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm; xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trƣờng để đánh giá mức độ bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan, tổ chức, nhóm xã hội, từng cá nhân trong cộng đồng dân cƣ. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, Phòng Tài nguyên môi trƣờng – UBND Huyện Hoài Đức cần đặc biệt đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng đối với các chủ thể kinh tế (chủ các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các cơ sở sản xuất kinh doanh...), các cơ

quan bảo vệ môi trƣờng, những ngƣời tham gia quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Bởi vì trí tuệ, tình cảm và hành động, ý thức và trách nhiệm ở họ có ảnh hƣởng quyết định không chỉ đối với bản thân mình trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, Luật bảo vệ môi trƣờng... mà còn có tác động không nhỏ đến cộng đồng xã hội trong thực hiện bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, vấn đề dự báo trong quá trình xây dựng, lồng ghép vấn đề môi trƣờng vào các quy hoạch phát triển là yêu cầu không thể thiếu đối với ngƣời xây dựng quy hoạch phát triển. Nói cách khác, nỗ lực gắn kết môi trƣờng vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong các quy hoạch phát triển chỉ có thể thực hiện đƣợc khi triết lý về bền vững sinh thái, “thân thiết với môi trƣờng” thấm sâu vào ý nghĩ, thể hiện qua hành động của các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tƣ, các nhà doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo quản lý... Việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của các đối tƣợng nói trên là đòi hỏi Phòng Tài nguyên môi trƣờng – UBND Huyện Hoài Đức phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ càng sự đƣợc cái mất nhằm vừa khai thác tối đa các nguồn lực của tự nhiên, dân cƣ, xã hội nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự thay đổi tƣ duy trong giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trƣờng trong quá trình lập kế hoạch phát triển ở các cấp lãnh đạo, nhất là đối với các cơ quan kế hoạch và đầu tƣ, cơ quan về môi trƣờng. Việc tuyên truyền, giáo dục và truyền thông môi trƣờng ở thành phố Hà nội nói chung và ở huyện Hoài Đức nói riêng đƣợc thể hiện cụ thể bằng các biện pháp sau do Phòng Tài nguyên môi trƣờng – UBND Huyện Hoài Đức thực hiện :

+ Tuyên truyền, giáo dục chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho nhân dân đặc biệt là đối tƣợng ngƣời lao động trên địa bàn huyện.

+ Giáo dục môi trƣờng là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con ngƣời có đƣợc sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục môi trƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu nhƣ đƣa giáo dục môi trƣờng vào trƣờng học; cung cấp thông tin cho những ngƣời có quyền ra quyết định; đào tạo chuyên gia môi trƣờng.

+ Đa dạng hoá các hình thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện tuyên truyền nhằm làm rõ vai trò và sự cần thiết phải quản lý môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho mọi cấp, mọi ngành mà trực tiếp là các doanh nghiệp, các tố chức kinh tế trên địa bàn huyện. Phải làm cho từng ngƣời chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thấy rõ trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng, từ đó có kế hoạch hợp lý, khoa học nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển sản xuất kinh doanh với giữ gìn môi trƣờng sinh thái đƣợc trong sạch.

+ Nâng cao chất lƣợng giám sát của cộng đồng dân cƣ đối với các vấn đề bảo vệ môi trƣờng thông qua các hoạt động nhƣ khen thƣởng, tuyên dƣơng những điển hình tốt trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, công bố rộng rãi thông tin về chất lƣợng môi trƣờng, các hoạt động về bảo vệ môi trƣờng của thành phố, của huyện định kỳ hàng tháng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để nhân dân đƣợc biết và giám sát, thiết lập các đƣờng dây nóng để ngƣời dân kịp thời phản ánh các hiện tƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng tới các cơ quan chuyên môn để có giải pháp ứng phó kịp thời. Đặc biệt chú trọng và tập trung đến các lĩnh vực, các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm lớn nhƣ hoá chất, chế biến đặc biệt là các khu công nghiệp, các làng nghề...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)