KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Hoài Đức với diện tích 82,38 km2, dân số 215.506 ngƣời, nằm ở vị trí trung tâm “Hà Nội mới” và nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Hoài Đức, 2018

Huyện sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 (theo Nghị Quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan), có vị trí địa lý nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Đan Phương, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Hà Đông.

Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ nội thành Hà Nội. Với trục Đại Lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua nhƣ quốc lộ 32, tỉnh lộ 423, 422,70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của huyện Hoài Đức nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.

Huyện Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét. Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Tổng số hộ toàn huyện năm 2018 là 53.892 hộ, dân số 215.506 ngƣời; mật độ dân số 2.537 ngƣời/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo là 1,3%. Hiện trên địa bàn huyện có gần 1300 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động; gần 10.200 hộ sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn có trên 17.300 hộ có nghề phụ sản xuất trong các làng nghề, chiếm 53,4% số hộ trong toàn huyện [31].

Huyện Hoài Đức có 53 làng có nghề; trong đó có 12 làng đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (trƣớc đây) công nhận, gồm:

1. Làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm Lƣu xá, xã Đức Giang; 2. Làng nghề Bún bánh Cao xá Hạ xã Đức Giang;

3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; 4. Làng nghề Bánh kẹo - Dệt kim La Phù;

5. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai; 6. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dƣơng Liễu; 7. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế;

8. Làng nghề nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai xá, xã Kim Chung; 9. Làng nghề Bánh đa Nem Ngự Câu xã An Thƣợng;

10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở;

11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung; 12. Làng nghề dệt may chế biến nông lâm sản Đồng nhân, xã Đông La. Cơ cấu kinh tế của huyện Hoài Đức giai đoạn 2013 – 2017 đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng ngành Thƣơng mại - Dịch vụ, Công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII của huyện đề ra: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 53,7%, Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 40,6%, Nông nghiệp chiếm 5,7%, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm khá ổn định, bình quân đạt 11,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trung bình đạt 11.112 tỷ đồng/năm.

Tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2017 là 17.290 tỷ đồng, đạt 100,08% kế hoạch và tăng 10,38% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 ƣớc đạt 45,2 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2016).

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Năm GDP Tốc độ tăng trƣởng Thƣơng mại –

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

2013 10811 11.5% 5943 54.97% 4090 37.83% 778 7.2% 2014 12308 12.16% 6681 54.28% 4833 39.27% 794 6.45% 2015 14080 12.59% 7691 54.62% 5587 39.68% 802 5.7% 2016 15502 10.1% 8582 55.36% 6106 39,39% 814 5.25% 2017 17290 10.38% 7905 47.94% 8177 45.28% 1208 6.78%

Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND huyện Hoài Đức từ năm 2013- 2017

Tổng giá trị sản xuất Thƣơng mại - Dịch vụ trung bình đạt 6517 tỷ đồng/năm, năm 2017 là 7.905 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 11,9%/năm.

Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt trung bình 4.542 tỷ đồng/năm; năm 2017 đạt 8.177 tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 784 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.208 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng trƣởng bình quân 1,5%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 40,8% cơ cấu nông nghiệp, tăng 7% so với năm 2010; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 59,2% cơ cấu nông nghiệp, tăng 1,1% so với năm 2010. Tổng sản lƣợng lƣơng thực 6 tháng đầu năm 2017 ƣớc đạt 13.320 tấn. Tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng các loại ƣớc đạt 9.625 tấn, so với cùng kỳ tăng 5,7%.

Huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 80 di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hóa quý giá gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Là huyện có truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lƣu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hóa dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hóa, tinh thần truyền thống dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống nhằm giáo dục ngƣời dân truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)