NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 53)

ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Các căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp và môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống.

- Nghị định số 52/2018/NĐ – CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 31/2014/QĐ – UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 85/2009/QĐ – UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội.

- Quyết định số 6230/QĐ – UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020.

- Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 36/KH – UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch hoạt động của ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội năm 2017.

- Chƣơng trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 trình bày phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020 cũng nhƣ phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Hoài Đức đến năm 2020 trong đó có phát triển làng nghề.

- Văn bản số 2504/UBND-KT ngày 25 tháng 4 năm 2017 của UBND huyện Hoài Đức về tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện.

- Văn bản số 43/KT ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Phòng Kinh tế, UBND huyện Hoài Đức về việc triển khai công tác xét công nhân danh hiệu “Làng nghề” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2017.

- Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; quyết định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu xây dựng, phát triển huyện Hoài Đức giai đoạn 2015 - 2020 trong đó có tập trung phát triển làng nghề trên địa bàn huyện.

- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/6/2002 của UBND xã Sơn Đồng thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng nhằm duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề xã Sơn Đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức bao gồm từ các văn bản của các cơ quan cao nhất trong hệ thống chính trị nƣớc ta nhƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Chính phủ cho đến văn bản của các chính quyền thành phố Hà Nội, kể cả của UBND huyện Hoài Đức và UBND cấp xã thuộc huyện.

2.2.2. Đối tƣợng

Đối tƣợng tác động của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

2.2.3. Mục tiêu

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nhằm phát triển làng nghề bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.4. Các biện pháp

Các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức đƣợc triển khai theo các nhóm hoạt dộng cụ thể sau:

2.2.4.1 Đối với lĩnh vực kinh tế

Trong số các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề đƣợc UBND thành phố định hƣớng về lĩnh vực kinh tế, với điều kiện thực tiễn tại địa phƣơng, huyện Hoài Đức tập trung vào nhóm giải pháp hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu làng nghề, bao gồm

Thứ nhất, Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là cơ sở) khi tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo kế hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ

+ Đƣợc hƣởng chính sách xúc tiến thƣơng mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tƣ số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc để thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia.

+ Khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam đƣợc hỗ trợ thêm 50% cƣớc phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm.

Thứ hai, Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Các làng nghề đƣợc Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung: + Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu. + Đặt tên thƣơng hiệu, thiết kế biểu tƣợng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thƣơng hiệu tƣơng ứng cho thƣơng hiệu làng nghề.

+ Tƣ vấn chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho thƣơng hiệu làng nghề.

+ Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung. Các làng nghề đƣợc đăng ký nhiều nội dung đề nghị hỗ trợ.

2.2.4.2. Đối với lĩnh vực xã hội

Đối với lĩnh vực xã hội, các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức tập trung vào:

a. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp

Thứ nhất, Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng:

+ Doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo; cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề theo quy định;

+ Cá nhân có hộ khẩu thƣờng trú tại Hà Nội, trong độ tuổi lao động (nam từ 16 đến 60 tuổi; nữ từ 16 đến 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Nội dung, mức hỗ trợ: ngân sách hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngƣời lao động chỉ đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề một lần.

Thứ hai, Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp

- Đối tƣợng: Chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. - Thời gian tập huấn: không quá 07 (bảy) ngày

- Nội dung và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 6 Thông tƣ liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính - Bộ Công thƣơng hƣớng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phƣơng.

b. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, trong đó tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tƣ xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trƣng bày

giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ:

+ Đƣợc ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tƣ xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.

+ Đƣợc ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tƣ xây dựng khu trung tâm trƣng bày, giới thiệu sản phẩm, nhƣng không quá một (01) tỷ đồng/làng nghề.

2.2.4.3. Đối với lĩnh vực môi trường

- Đối tƣợng, điều kiện áp dụng: doanh nghiệp trong nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tƣ xây dựng mới công trình xử lý nƣớc thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do nƣớc thải, chất thải gây ra, có dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

- Nội dung, mức hỗ trợ: Đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nƣớc thải đầu mối của khu thu gom xử lý nƣớc thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)