CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 34 - 44)

NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.5.1. Nội dung chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia

Hiện nay, việc phát triển làng nghề ở các nƣớc trên thế giới là một trong những giải pháp tích cực góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Để thúc đẩy phát triển làng nghề chính phủ một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và một số nƣớc khác đã xây dựng triển khai có hiệu quả một số các chính sách nhƣ:

1.5.1.1. Chính sách phát triển làng nghề dưới góc độ kinh tế - Chính sách về tín dụng

Tại Nhật Bản, chính phủ đã thành lập hệ thống bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tín dụng để giúp đỡ các làng nghề vay vốn không cần tài sản thế chấp với lãi suất thấp; hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính, vốn cho phát triển các làng nghề.

Chính phủ Thái Lan đã ban hành chính sách và biện pháp cụ thể nhằm bảo lãnh tín dụng cho ngƣời lao động nông thôn bằng cách thiết lập hệ thống tín dụng nông thôn, từng bƣớc giúp ngƣời lao động tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để khuyến khích đầu tƣ phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Cung cấp vốn cho việc hình thành các doanh nghiệp cộng đồng, để ngƣời nông dân tận dụng đƣợc thế mạnh của mình nhƣ lao động có tay nghề, có kỹ năng, có nguồn tài nguyên tại chỗ phong phú và bí quyết nghề nghiệp

của địa phƣơng.

Khuyến khích các doanh nghiệp dành những hợp đồng phụ cho các hoạt động thủ công nghiệp ở nông thôn, đồng thời giúp đỡ về kỹ thuật và đào tạo thị trƣờng cho ngƣời lao động, giúp họ nâng cao về kỹ thuật, chuyên môn và kiến thức thị trƣờng, sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đầu tƣ một khoản vốn nhất định để xây dựng trung tâm dạy nghề truyền thống cho những nông dân nghèo. Các trung tâm dạy nghề hàng năm thu hút nhiều thanh niên ở các địa phƣơng về học nghề, đƣợc cấp học bổng và các điều kiện học tập. Kết thúc khoá học họ đƣợc giới thiệu về địa phƣơng và đƣợc tạo điều kiện để hành nghề.

Tại Trung Quốc, trong suốt những năm của thập 80 thế kỉ 20, Chính phủ khuyến khích một số ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tham gia vào việc cho vay đối với các xí nghiệp hƣơng trấn và giữ vai trò quan trong thị trƣờng vốn chính thức ở nông thôn.

Chính sách quan trọng khác của chính phủ là phân cấp và tăng quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là việc phân cấp về quản lý chi tiêu ngân sách chính quyền địa phƣơng, có quyền và trách nhiệm chi tiêu ngân sách để phát triển địa phƣơng mình, đặc biệt là đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ tăng đầu tƣ cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế, trợ giá hàng nông sản và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp chế biến thực phẩm ở vùng nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã tác động mạnh đến sự phát triển các xí nghiệp hƣơng trấn.

Tại Ấn Độ, chính phủ thực hiện chính sách cấp tín dụng cho nông dân nghèo thông qua chiến lƣợc phát triển nông thôn tổng hợp, thúc đẩy ngành nghề công nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhà nƣớc cho các làng nghề

truyền thống vay vốn trung hạn và dài hạn từ 5 - 10 năm với lãi suất thấp để mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.

Tại Hàn Quốc, chính phủ thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi cho các hộ làm nghề thông qua hệ thống ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất ƣu đãi để mua nguyên liệu sản xuất và giúp đỡ làng nghề truyền thống tiêu thụ sản phẩm. Chính phủ đã thành lập các hãng thƣơng mại để kinh doanh những mặt hàng truyền thống này.

- Chính sách xuất khẩu

Tại Trung Quốc, từ những năm 1990 trở lại đây kinh tế hƣớng ra ngoài của Xí nghiệp hƣơng trấn phát triển rất mạnh, nó không chỉ có những đóng góp to lớn vào việc tăng trƣởng xuất khẩu mà còn tạo động lực to lớn cho các xí nghiệp hƣơng trấn tham gia vào các hoạt động của thị trƣờng xuất khẩu, từ đó tạo ra sự phát triển vƣợt bậc của nhiều xí nghiệp hƣơng trấn. Với vai trò động lực, chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo ra sự phát triển vƣợt bậc của nhiều xí nghiệp hƣơng trấn. Từ năm 1990 đến 1993 tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các xí nghiệp Hƣơng Trấn trong cả nƣớc tăng từ 48,6 tỷ nhân dân tệ lên 235 tỷ nhân dân tệ, tốc độ tăng trƣởng bình quân 69%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu của xí nghiệp Hƣơng trấn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1990 là 15,5% năm 1993 là 41,5% vào năm 1997 là 45,8% [47].

Chính phủ Thái Lan rất chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống có sản phẩm xuất khẩu: gốm sứ và đồ trang sức mỹ nghệ đƣợc làm từ vàng bạc, đá quý. Đây là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng giúp chính phủ thu đƣợc nguồn ngoại tệ lớn.

- Chính sách thuế

Trung Quốc quy định chính sách thuế khác nhau cho các vùng nghề khác nhau, ƣu tiên các xí nghiệp hƣơng trấn, hạ mức thuế áp dụng cho các xí nghiệp hƣơng trấn, miễn tất cả các loại thuế trong 3 năm. Sau khi xí nghiệp

hƣơng trấn phát triển tƣơng đối ổn định, chính phủ Trung quốc đồng nhất bãi bỏ những ƣu đãi trên phạm vi toàn quốc, vì vậy chính sách thuế này cũng không ảnh hƣởng tới hoạt động của các xí nghiệp hƣơng trấn, tuy nhiên một số vùng khó khăn chính phủ vẫn duy trì ƣu tiên nhất định.

+ Chính sách kích cầu: Thành tựu chủ yếu mà kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc là nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân, tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho xí nghiệp hƣơng trấn và ngành nghề phát triển.

+ Chính sách bảo hộ hàng nội địa: Cấm nhập khẩu những mặt hàng công nghệ sản xuất trong nƣớc có thể giải quyết đƣợc để tạo điều kiện cho các xí nghiệp hƣơng trấn khai thác, thị trƣờng trong nƣớc.

1.5.1.2. Chính sách phát triển làng nghề dưới góc độ xã hội - Chính sách xã hội làng nghề

Tại Nhật Bản có chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nhƣ:

+ Các tổ chức của những ngƣời sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống lập kế hoạch khôi phục và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trên cơ sở thực tế và nhu cầu cần đáp ứng. Từ đó, nhà nƣớc sẽ trợ giúp, hỗ trợ kinh phí, đảm bảo vốn thực hiện kế hoạch đó.

+ Chính phủ còn tạo thêm điều kiện thành lập hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nhằm khôi phục và chấn hƣng ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nƣớc, đồng thời làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng và rõ về hàng công nghệ truyền thống bằng các biện pháp: Công nhận các danh hiệu các “nghệ nhân công nghệ truyền thống”; Thực hiện các chính sách khen thƣởng; Phát hành giấy chứng nhận hàng công nghệ truyền thống cho các sản phẩm truyền thống đạt tiêu chuẩn kiểm tra; Tổ chức triển lãm, hội thi, xây dựng phim về công nghệ sản phẩm truyền thống, quảng cáo ở báo chí, sách v.v...; Thành lập trung tâm thủ công

truyền thống quốc gia với chức năng thông tin tổng hợp về công nghệ sản phẩm truyền thống v.v...

Chính phủ Nhật Bản đã đề ra chính sách “mỗi làng, một sản phẩm”, chính sách này không chỉ phát triển những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù địa phƣơng mà còn phát triển ngành nghề đa dạng khác mà mục tiêu của nó có tính toàn diện trên cơ sở phát triển có kế thừa văn hoá địa phƣơng và các kiến thức truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời để lại. Với kinh nghiệm xây dựng sách “mỗi làng một sản phẩm” của chính phủ Nhật Bản hỗ trợ truyền đạt cho chính phủ Thái Lan xây dựng thực hiện chính sách “một làng, một sản phẩm” và cũng đã thành công tại đây.

- Chính sách đào tạo

Cùng với việc khôi phục phát triển làng nghề, chính phủ Nhật Bản thành lập các Hiệp hội khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Nhiệm vụ của Hiệp hội này là khôi phục và trấn hƣng các ngành nghề truyền thống, tổ chức đào tạo và dậy nghề cho lao động thông qua việc công nhận danh hiện nghệ nhân, khen thƣởng những ngƣời có công trong sản xuất công nghệ truyền thống bằng hình thức biểu dƣơng và thƣởng tiền. Thực hiện giúp đỡ lẫn nhau giữa các ngƣời sản xuất bằng các hợp tác với công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội nhằm tạo điều kiện cho ngƣời lao động làm việc trong tình hình bất lợi, tiến hành công tác trợ cấp cho lao động khi nghỉ việc. Tại Ấn Độ Chính phủ đã thành lập 450 trung tâm đào tạo nghề ở các vùng trong cả nƣớc, 13 trung tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho thợ cả về các nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp nhƣ: đồ ngà, đồ kim hoàn, gốm sứ nhằm giữ gìn, khôi phục các nghề thủ công cổ truyền đặc sắc. Ngoài ra còn có các trung tâm phát triển công nghệ, thiết kế mẫu mã kiểu mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế. Chính phủ có chính sách đầu tƣ cho giáo dục để nâng cao trình độ văn hoá, dân trí từ đó tiến hành đào tạo và nâng cao tay nghề cho

ngƣời lao động.

Chính phủ Thái Lan chú trọng các hình thức đào tạo: đào tạo tại chỗ, mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn tại địa phƣơng và đào tạo thông qua các trung tâm, các trƣờng dạy nghề để đáp ứng đƣợc việc kết hợp giữa kỹ năng tinh xảo với kỹ nghệ tiên tiến.

- Chính sách mới lấy một sản phẩm tiêu biểu cho một chiến lƣợc cấp quốc gia về phát triển và quảng bá sản phẩm trong nƣớc, xây dựng một hình ảnh Thái Lan trên thị trƣờng toàn cầu nhƣ một đất nƣớc có những nét văn hoá đặc trƣng. Nó tiêu biểu cho liên kết có hiệu quả giữa chính phủ, địa phƣơng và cộng đồng ngƣời dân để khai thác nguồn nội lực từ cộng đồng nhân dân. Sử dụng thƣơng mại điện tử nhƣ một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm truyền thống giúp phát triển dân trí và kinh tế vùng nông thôn [36].

Thực tế cho thấy, ở các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong việc phục hồi, mở mang và phát triển các làng nghề. Đạt đƣợc kết quả ấy là do Chính phủ các nƣớc này có chính sách, giải pháp tích cực để kích thích và phát huy mọi nguồn lực của các làng nghề cho phát triển bền vững các ngành nghề. Việc ban hành các quy định pháp luật, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn cùng hàng loạt các chính sách khác tác động vào các yếu tố chi phối sự phát triển của ngành nghề nông thôn đã tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển của các làng nghề.

Sự phát triển làng nghề ở những nƣớc này có nhiều điểm tƣơng đồng với nƣớc ta. Qua nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển làng nghề nhƣ vừa nêu, sẽ góp phần hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở nƣớc ta, đó là:

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về tài chính tạo các ra các điều kiện cơ bản để làng nghề phát triển bền vững

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, vài thập kỷ gần đây các quốc gia trên thế giới rất quan tâm và có nhiều chủ trƣơng chính sách phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn. Trong đó, sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho ngƣời sản xuất). Nhờ có sự hỗ trợ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hƣớng sản xuất. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Nhà nước có chính sách thuế và phát triển thị trường phù hợp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu

Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trƣờng của Nhà nƣớc để khuyến khích làng nghề phát triển. Bởi vì chính sách thuế đƣợc coi nhƣ phƣơng tiện để kích thích sự phát triển của làng nghề và đóng góp vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội; còn thị trƣờng là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi xí nghiệp trong mỗi làng nghề. Thị trƣờng không chỉ là nơi mua bán vật tƣ, nguyên liệu và sản phẩm của Làng nghề truyền thống mà còn là nơi cung cấp cả những thông tin phản hồi về vấn đề kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều lĩnh vực quý giá khác.

Để khắc phục tình trạng thuế suất cao ở những sản phẩm trung gian, các nguyên liệu thô và máy móc do chiến lƣợc thay thế nhập khẩu đem lại. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách giảm thuế hàng loạt đối với phụ kiện, linh kiện và có luật khuyến khích các làng nghề hiện đại hoá sản xuất với những tiêu chuẩn đƣợc xác định rõ ràng. Nếu nhƣ các cơ sở nào đổi mới công nghệ phù hợp với những tiêu chuẩn quy định sẽ đƣợc giảm thuế. Còn những cơ sở sản xuất nào quá manh mún nhỏ lẻ thì đƣợc khuyến khích cho giải thể để thành

lập xí nghiệp mới, nhà nƣớc sẽ có khoản vốn cho vay để kích thích việc kết hợp và miễn thuế cho khoản đầu tƣ đó.

- Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành chính sách đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức về phát triển bền vững, năng lực hợp tác cho các chủ thể trong cộng đồng làng nghề để cùng phát triển bền vững làng nghề.

Việc đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế các nƣớc đều chú ý đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động để họ tiếp thu đƣợc kỹ thuật tiên tiến, bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công nhƣ mong đợi. Nhìn chung, các nƣớc đều triệt để sử dụng nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động nhƣ: Bồi dƣỡng tại chỗ, bồi dƣỡng tập trung, bồi dƣỡng ngắn hạn, theo phƣơng châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các Viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực một cách có hệ thống bài bản đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất hoặc địa phƣơng. Hầu hết các nƣớc nói trên đều rất chú trọng kinh nghiệm thực tiễn, mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc công nghiệp hóa nông thôn để báo cáo một số chuyên đề, hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi. Họ rất chú ý hình thức tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng (gia đình, làng xóm, hƣơng trấn, phƣờng hội) để phổ biến kỹ thuật.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích gắn kết giữa các ngành công nghiệp quy mô lớn với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề

Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật. Lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)