Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Về cơ bản các mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức là phù hợp, tuy nhiên, mục tiêu về bảo vệ môi trường chưa được chú trọng.

Hoài Đức là huyện có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 91,7%, so với tiêu chuẩn thì đây là tiêu chí đủ điều kiện. Tuy nhiên, chính vì ngƣời lao động sản xuất nông nghiệp chiểm tỷ lệ ít đồng nghĩa với việc nhiều làng nghề đƣợc hình thành, khu công nghiệp mọc lên tràn lan.

Việc tập trung nhiều làng nghề gây hệ lụy về môi trƣờng điển hình nhƣ các con kênh, dòng sông trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm trầm trọng nhiều năm qua. Đây là hệ quả của việc sản xuất tự phát, không có hệ thống xử lý nƣớc thải tại các làng nghề nhƣ: Dƣơng Liễu, Minh Khai, Sơn Đồng…

Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nƣớc chung của huyện chƣa đƣợc quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ, nguy cơ gây úng ngập các khu dân cƣ, tiêu thoát nƣớc, ảnh hƣởng vệ sinh môi trƣờng giữa các đô thị mới và khu dân cƣ hiện trạng.

Ví dụ nhƣ dòng sông Đáy, nơi mà các làng nghề đày đọa nhiều năm qua. Đa phần các làng nghề trong quá trình sản xuất đều xả thải trực tiếp ra môi trƣờng mà chƣa có đầy đủ hệ thống xử lý nƣớc thải. Hệ quả đã làm cho dòng sông Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tƣơng tự, tại kênh T2-7 hiện đang có gần 20 doanh nghiệp ngày đêm xả thải trực làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của

hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Di Trạch. Màu nƣớc đen ngòm, bề mặt nổi váng dầu, bọt…, khiến nhiều ngƣời đi qua phải bịt mũi vì bốc mùi hôi thối. Còn trƣớc mặt Cụm công nghiệp là tuyến đƣờng 422B, mƣơng nƣớc cũng bị ô nhiễm nặng không kém kênh T2-7.

2.3.2.2. Một số chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện còn chưa hiệu quả, thiếu tính đột phá

a. Đối với lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, chính sách về xây dựng thương hiệu

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã đƣợc công nhận, sản phẩm trong các làng nghề phong phú, đa dạng song tập trung chủ yếu một số ngành nghề nhƣ: Chế biến nông sản (mỳ, miến, bột, xay xát gạo), dệt may, bánh kẹo, tạc tƣợng, sản xuất đồ gỗ … bao gồm:

1. Làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm Lƣu xá, xã Đức Giang; 2. Làng nghề Bún bánh Cao xá Hạ xã Đức Giang;

3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; 4. Làng nghề Bánh kẹo - Dệt kim La Phù;

5. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai; 6. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dƣơng Liễu; 7. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế;

8. Làng nghề nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai xá, xã Kim Chung; 9. Làng nghề Bánh đa Nem Ngự Câu xã An Thƣợng;

10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở;

11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung; 12. Làng nghề dệt may chế biến nông lâm sản Đồng nhân, xã Đông La. Những năm qua, các làng nghề thủ công truyền thống đã phát triển nhanh góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh

tế cao. Các nghề thế mạnh của huyện là dệt may, tạc tƣợng, sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản. Ngoài ra, tại các làng nghề có tiềm năng phát triển lớn về các nghề nhƣ cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ…Các làng nghề phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, các sản phẩm mang thƣơng hiệu huyện Hoài Đức vẫn chƣa đƣợc thị trƣờng biết tới. Các làng nghề trên địa bàn huyện vẫn chƣa tạo đƣợc một sản phẩm mũi nhọn, đƣợc biết tới trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Hiện nay, huyện Hoài Đức có 12 làng nghề đƣợc công nhận. Toàn huyện có 51/53 làng có nghề. Tuy nhiên, các sản phẩm của các làng nghề chỉ đƣợc tiêu thụ trong quy mô nhỏ lẻ nhƣ:

Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, Làng nghề Sơn Đồng đã hình thành và phát triển đƣợc hơn 1000 năm, kể từ khi nền văn hóa Phật giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, làng nghề có hàng trăm ngƣời thợ đƣợc phong Tƣớc bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn vật thể 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của ngƣời nghệ nhân Sơn Đồng tham gia nhƣ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột… Làng nghề Sơn Đồng hiện có 2514 hộ thì có hơn 400 hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ, 50% trong số này chuyên làm nghề điêu khắc gỗ với gần 300 xƣởng sản xuất. Cả làng có trên 4000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Tổng doanh thu bình quân đạt khoảng 350 tỷ/năm. Không chỉ đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế của xã, Sơn Đồng còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phƣơng cũng nhƣ nhiều lao động quanh vùng, với mức thu nhập trung bình từ 4 – 15 triệu đồng/ngƣời/tháng, tùy vào việc làm và tay nghề của từng ngƣời.

Trăn trở với sự tồn hƣng của làng nghề, một số thợ giỏi, tâm huyết với nghề xin phép thành lập Hiệp hội Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Ngày

10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UBND thành lập Hiệp hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Ban đầu Hội có 51 hội viên, cho đến nay số hội viên chính thức tăng trên 500 và số hội viên trực thuộc lên đến 2000 ngƣời. Nhằm duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề, xã Sơn Đồng đã mở những lớp đào tạo nghề, dạy nghề truyền thống cho con em tại địa phƣơng, do các nghệ nhân Sơn Đồng trực tiếp giảng dạy.

Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thƣơng hiệu làng nghề Sơn Đồng ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể điêu khắc, tạc tƣợng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng. Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc.

Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung. Tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn thôn Đại Tự có 40 công ty hoạt động kinh doanh (gồm 17 công ty sản xuất cơ khí và 23 công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác, 41 hộ kinh doanh cá thể. Với một làng quê chỉ có 1750 dân mà đã có tới hơn 48 chủ doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phƣơng đã làm cho Đại Tự trở thành một trong những làng có nhiều doanh nghiệp nhất của huyện Hoài Đức. Với việc phát triển nghề làm két, UBND xã Kim Chung cũng đã giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động. Phần lớn công nhân ở trong độ tuổi từ 20 đến ngoài 40. Thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/ ngƣời/ tháng.

Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm thôn Lưu Xá, xã Đức Giang.

Thôn Lƣu Xá nằm ở vị trí khá thuận lợi trên đƣờng liên huyện, liên xã của huyện Hoài Đức, trở thành trung tâm buôn bán thóc, gạo, ngô và là đầu mối giao lƣu cung cấp và tiêu thụ thóc gạo trong cả nƣớc. Từ nghề truyền thống

xay xát gạo, các hộ đầu tƣ mua sắm máy xay xát lớn, mở cửa hàng, mở xƣởng xay xát có quy mô lớn. Trong thôn có 75 hộ đều là 75 chủ buôn bán thóc gạo, ngô, đỗ từ mọi miền chở đến rồi từ đây gạo, cám đã đƣợc xay xát lại và đƣa đi khắp cả nƣớc. Hàng năm, để phục vụ cho nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp xay xát và chế biến gạo, bên cạnh lƣợng thóc khoảng 30.000 – 40.000 tấn sản xuất nội tỉnh, các doanh nghiệp chế biến gạo Hoài Đức thu mua thóc từ các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, khoảng 70.000 – 80.000 tấn/năm nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến. Trong tổng lƣợng thóc 100.000 – 120.000 tấn, Hoài Đức tiêu dùng khoảng 30% để đƣa vào chế biến các sản phẩm từ gạo nhƣ mỳ, bún, phở…, 50% đƣa vào tiêu dùng đô thị và 20% xay xát gạo xuất khẩu theo đơn hàng trực tiếp.

Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai là địa phƣơng nằm

trong 100 vùng chế biến lƣơng thực có tiếng của tỉnh Hà Tây (cũ). Với vị trí rất thuận lợi, chỉ cách trung tâm Hà Nội 20km, ngƣời dân Minh khai sớm tiếp cận với thị trƣờng để thích ứng với nền sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của thành phố. Từ những năm 1960, Minh khai đã xuất hiện một số nghề nhƣ: chế biến tinh bột và sản xuất miến dong, lúc đầu còn làm thủ công chƣa áp dụng máy móc, những năm gần đây ngƣời dân Minh Khai áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc phƣơng tiện sản xuất, cải tiến cách làm ăn nên đã tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, mở rộng thêm nhiều mặt hàng mới nhƣ: bún, phở khô, đậu xanh tách vỏ... đƣa thu nhập hộ làm nghề ngày càng cao trở thành xã giàu có. Diện tích tự nhiên của xã: 192,2 ha. Diện tích đất ở: 38,3 ha. Tổng số hộ: 1336 hộ với 5461 khẩu. Số lao động trong lĩnh vực làng nghề 2500 ngƣời với thu nhập bình quân 2.500.000 đ/tháng. Số hộ tham gia hoạt động sản xuất nghề: 1000 hộ và không tập trung.g.

Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế, tổng diện tích đất tự

nhiên của xã là 411,1 ha. Nằm ở phía Tây Bắc của huyện hoài Đức, thành phố Hà Nội. Xã có địa giới tiếp giáp với xã Dƣơng Liễu ở phía Bắc; Xã Yên Sở - phía nam; xã Đức Giang phía Đông và huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai ở phía Tây. Cát Quế cách nội thành Hà Nội khoảng 25km về phía Đông Bắc. Giao thông ở đây chủ yếu là tuyến đê tả ngạn sông Đáy, thông với quốc lộ 32 và đƣờng 422 qua Cát Quế. Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm sạch Cát Quế rất thuận lợi về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thu hút những chính sách đầu tƣ của nhà nƣớc về vốn, công nghệ trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra khảo sát thực địa thì làng nghề chỉ còn dƣới 100 hộ sản xuất tinh bột sắn, với công suất trên 250 tấn sắn củ/1 ngày, đêm vào mùa sản xuất (tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Sản xuất miến dong trên địa bàn xã đang dần mở rộng quy mô, năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Nhu cầu thị trƣờng đang mở rộng trên khắp đất nƣớc và xuất khẩu sang thị trƣờng một số nƣớc khác. Ngoài ra, làng nghề còn sản xuất bánh kẹo, nấu rƣợu, đỗ xanh bóc vỏ...

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chƣa đƣợc mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, chất lƣợng chƣa cao, hầu hết sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu hàng hoá nên sức cạnh tranh kém, chƣa có trung tâm trƣng bày giới thiệu sản phẩm. Việc bảo tồn các sản phẩm làng truyền thống của làng nghề chƣa đƣợc chú trọng quan tâm, nhiều cơ sở sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị trƣờng mà ít chú trọng tới nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm và phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề.

Thứ hai, chính sách về vốn chưa phù hợp

Ngân sách huyện hàng năm bố trí tỷ lệ hợp lý đầu tƣ cho phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Nguồn vốn do các doanh

nghiệp, hộ đóng góp (các doanh nghiệp, hộ thuê đất ở các Cụm công nghiệp). Bên cạnh đó cần khai thác các nguồn vốn từ nƣớc ngoài ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề.

Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề nhìn chung đã đƣợc đầu tƣ nhƣng so với yêu cầu thì còn chƣa đáp ứng đƣợc, hệ thống xử lý nƣớc thải, vì vậy việc sản xuất trong các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Chƣa hoàn thiện các Cụm công nghiệp để đƣa các hộ ra sản xuất tập trung, một số làng nghề thiếu mặt bằng cho sản xuất, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng và giao đất cho các hộ ở các Cụm công nghiệp còn để kéo dài, diện tích hiện có của một số Cụm Công nghiệp làng nghề không đáp ứng đƣợc yêu cầu mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhƣ: Đại Tự, Đức Giang. Một số làng nghề chƣa xây dựng đƣợc Cụm công nghiệp thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tƣ xây dựng, tổ chức xét duyệt chậm nhƣ Cụm công nghiệp Kim Chung – Di Trạch. Các Cụm công nghiệp còn vƣớng công tác giải phóng mặt bằng một số hộ sử dụng đất đƣợc thuê không đúng mục đích, không đúng dự án, một số còn có biểu hiện mua bán chuyển nhƣợng đất, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ở các Cụm Công nghiệp chƣa tốt còn để nhiều trƣờng hợp vi phạm về xây dựng lán xƣởng ở Cụm Công nghiệp, công tác lãnh đạo chỉ đạo của UBND các xã có Cụm Công nghiệp còn chƣa quyết liệt.

b. Đối với lĩnh vực xã hội

Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nƣớc, xử lý chất thải cho các làng nghề chƣa đồng bộ. Mặt bằng sản xuất chật hẹp, di dời các hộ doanh nghiệp đến các cụm công nghiệp làng nghề là rất khó do thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng của từng xã chƣa quan tâm vấn đề cải tạo nên đã hạn chế đến phát triển nghề. Nguồn nhân lực,

trình độ cao cho các làng nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt động của làng nghề chƣa chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Quy mô sản xuất của các hộ gia đình làm nghề còn nhỏ lẻ, việc phát triển các loại hình doanh nghiệp chƣa đủ mạnh. Sản xuất trong các làng nghề ở huyện chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên khả năng cạnh tranh còn thấp bởi quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tƣ còn nhỏ bé, phƣơng thức sản xuất manh mún, chƣa phát triển đƣợc các doanh nghiệp lớn cả khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp đầu mối. Nguyên nhân chính dẫn tới hạn chế này là do trình độ văn hoá và tay nghề của ngƣời lao động chƣa cao, nhiều chủ doanh nghiệp, nhiều chủ hộ chƣa có kiến thức quản lý, chƣa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Các nghệ nhân, thợ lành nghề có rất ít nhƣng lại chƣa đƣợc khai thác sử dụng và quan tâm đúng với tài năng. Về căn bản tiểu thủ công nghiệp vẫn bị coi là nghề phụ để giải quyết trong thời gian nhàn rỗi và lao động dƣ thừa ở nông thôn. Vì vậy, lao động ở các làng nghề thừa nhƣng thực thực chất là thiếu. Nguyên nhân là do thu nhập chƣa cao nên ngƣời lao động không kiên trì với nghề, do đó các cơ sở sản xuất không yên tâm đầu tƣ lâu dài, không dám nhận hợp đồng lớn.

Thêm vào đó, quỹ đất của các làng nghề còn hạn chế, việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề còn chậm so với tiến độ. Tại một số làng nghề các hộ sản xuất phải thu hẹp không gian sống để dành cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)