Khái niệm, nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 26 - 31)

1.2.1.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai

Theo Luật Đất đai năm 2013, có quy định Ngƣời sử dụng đất, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Giải quyết khiếu nại về đất đai phải thực hiện theo trình tự pháp luật khiếu nại. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ: Quản lý tài nguyên đất đai, quản lý đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… Nội dung khiếu nại cũng đa dạng và phong phú khi liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính nhƣ giao đất, thu hồi đất, trƣng dụng đất, quyết định gia hạn quyền sử dụng đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng , chuyển đổi mục đích sử dụng,….

Khiếu nại về đất đai ảnh hƣởng tới nhiều mặt từ sử dụng đất đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai, ảnh hƣởng đến nhiều phƣơng diện nhƣ tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, sinh hoạt cộng đồng dân cƣ, các cơ quan, tổ chức,….

Theo Luật Khiếu nại năm 2011, tại Khoản 11 Điều 2 có định nghĩa giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Hiểu một cách đơn giản rẳng giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ quan hành chính Nhà nƣớc, ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc xem xét, đánh giá tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị khiếu nại.

Từ khái niệm trên thì giải quyết khiếu nại về đất đai đƣợc hiểu giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan nhà nƣớc, ngƣời đứng đầu cơ quan

hành chính nhà nƣớc xem xét, đánh giá tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nƣớc đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khiếu nại.

1.2.1.2 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai Nguyên tắc pháp chế

Quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mang tính bắt buộc với mỗi chủ thể áp dụng pháp luật và chủ thể khác có liên quan. Việc áp dụng pháp luật dù thể hiện dƣới hình thức nào thì quyết định hành chính cũng chỉ do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Thế nên buộc các chủ thể nghiêm túc chấp hành thực hiện khi quyết định phát sinh hiệu lực pháp luật. Trong một số trƣờng hợp để đảm bảo thực hiện cũng cần áp dụng biện pháp cƣỡng chế bằng quyền lực nhà nƣớc. Việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền là hết sức phức tạp và đa dạng nhằm điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội có những hành vi khác nhau, lĩnh vực khác nhau và với nhiều chủ thể khác nhau. Trong quá trình áp dụng pháp luật đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền, chức năng cần cẩn trọng trong việc ban hành các quyết định hành chính. Nếu bị phát hiện vi phạm sẽ tùy theo mức độ có thể xử bị bằng các biện pháp hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi giải quyết khiếu nại về đất đai, cần đảm bảo nguyên tắc pháp chế vừa phù hợp với pháp luật hiện hành lại vừa phù hợp với chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn khác nhau với những điều kiện khác nhau từ kinh tế, lịch sự, văn hóa, xã hội.

Giải quyết khiếu nại về đất đai của các chủ thể có thẩm quyền là hoạt động bắt buộc phải tuân theo hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Đất đai đóng góp một phần quan trọng trong xã hội và công tác giải

quyết khiếu nại cũng là một phần không thể thiếu thế nên việc áp dụng pháp luật linh hoạt, đúng đắn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến toàn xã hội, chủ thể có thể hƣởng lợi từ những chính sách này nhƣng cũng có thể chịu hậu quả khôn lƣờng khi mà áp dụng pháp luật gây ra. Việc áp dụng pháp luật chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục sẽ tạo ra cơ sở pháp lý và là công cụ để Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đúng chức năng quản lý của mình. Các quy định này sẽ tạo nên sự công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân các cấp, là cơ sở để Ủy ban nhân dân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của minh trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, cũng là căn cứ để các cơ quan dân cử cũng nhƣ toàn thể Nhân dân, xã hội thực hiện quyền của mình đó là giám sát công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, chính quyền các cấp.

Nguyên tắc đối thoại

Khiếu nại là quyền mà bất kì mỗi con ngƣời đều có và Quyền khiếu nại cũng là một đối trọng và làm hạn chế đi quyền lực nhà nƣớc để bảo vệ quyền lực Nhân dân, quyền và lợi ích cơ bản của mỗi con ngƣời. Theo Luật Khiếu nại và những văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành thì việc giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tổ chức “Nếu yêu cầu của ngƣời khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì ngƣời giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ khiếu nại, yêu cầu của ngƣời khiếu nại và hƣớng giải quyết khiếu nại” Việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần hai là bắt buộc phải thực hiện.

Việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai vừa nâng cao chất lƣợng giải quyết khiếu nại, vừa nâng cao trình độ của ngƣời trực tiếp giải quyết khiếu nại, vừa giảm đƣợc bức xúc của ngƣời khiếu nại. Ngƣời trực tiếp

đối thoại phải nắm rõ nội dung khiếu nại, nguyên nhân và xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý, kể cả những điều bất hợp lý trong nội dung khiếu nại, đƣa ra đƣợc những căn cứ phản bác xác đáng nhất để ngƣời khiếu nại hiểu, thỏa mãn những vấn đề mà ngƣời khiếu nại còn đang khúc mắc, nhận ra đúng đắn vấn đề. Thông qua đối thoại trực tiếp thì ngƣời giải quyết khiếu nại có thể tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, tăng sự hiểu biết và nhận thức cho ngƣời khiếu nại, đây cũng là lý do để ngƣời khiếu nại khi đã hiểu vấn đề thì sẽ không khiếu nại và từ đó giảm đi số lƣợng vụ việc cần giải quyết khiếu nại.

Nguyên tắc khách quan

Các cơ quan hành chính nhà nƣớc và ngƣời có thẩm quyền vừa ban hành các quyết định liên quan đến lĩnh vực nhƣ đất đai, kinh tế vừa tham gia vào công tác giải quyết các khiếu nại nói chung và các khiếu nại về đất đai đòi hỏi trong hoạt động phải thực hiện đúng nguyên tắc công tâm, khách quan. Nguyên tắc khách quan trong công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại nói riêng góp phần đảm bảo tính hợp lý, hợp tình, từ đó Nhân dân tin vào sự công bằng của cán cân công lý, tin vào sự công bằng trong giải quyết khiếu nại, góp phần giúp ngƣời giải quyết khiếu nại bớt đi những vụ việc khiếu nại nhầm, oan sai có thêm thời gian để nâng cao chất lƣợng giải quyết khiếu nại những vụ việc nghiêm trọng. Nguyên tắc này đƣợc cụ thể hóa trong thủ tục giải quyết khiếu nại có thể mời ngƣời đại diện tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan cùng tham dự; với những vụ việc có tính chất phức tạp, trƣớc khi ra quyết định giải quyết, nếu cần thiết ngƣời giải quyết khiếu nại có thể thành lập lên Hội đồng tƣ vấn để cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến và ngƣời có thẩm quyền phải công khai tất cả quyết định giải quyết….

Nguyên tắc công khai, minh bạch

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, Điều 12 tại Nghị định có quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Luật Khiếu nại.

Trƣớc hết, minh bạch là thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về khiếu nại; giải quyết khiếu nại, có quyết định giải quyết khiếu nại đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đang có hiệu lực. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại về đất đai để tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố Nhà nƣớc pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; thực hiện theo chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.

Có thể thấy công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại về đất đai là lý do quan trọng để ngƣời khiếu nại tiếp tục khiếu nại, nếu làm không tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ tạo nên kẽ hở cho những đối tƣợng xấu lợi dụng cơ hội gây nên kích động, lôi kéo quần chúng Nhân dân, tạo nên những vụ việc khiếu nại đông ngƣời. Thế nên, công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại về đất đai là một nguyên tắc quan trọng để công tác giải quyết khiếu nại đƣợc thuận lợi

Nguyên tắc dân chủ

Trong giải quyết khiếu nại thì nguyên tắc dân chủ đƣợc thể hiện rõ ở việc tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với công dân và việc chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, Điều 61 nêu rõ thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực

tiếp tiếp công dân định kỳ nhƣ sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất một ngày; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mỗi tháng ít nhất một ngày; Thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc khác mỗi tháng ít nhất một ngày.

Hoạt động tiếp dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trƣởng các cơ quan nhà nƣớc luôn gắn liền với việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và chỉ đạo giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền của Thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc do mình quản lý. Thực hiện nghiêm nguyên tắc dân chủ trong giải quyết khiếu nại về đất đai góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả trong giải quyết khiếu nại, ổn định tình hình văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế.

Nguyên tắc kịp thời

Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc. Kịp thời trong giải quyết khiếu nại góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật. Đây cũng là cơ hội để cơ quan nhà nƣớc nhận thấy những thiếu sót và lỗ hổng pháp luật, rồi từ đó có những biện pháp khắc phục tạo thuận lợi cho công dân thực hiện quyền của mình, đó là quyền khiếu nại, cá nhân trao quyền, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)