Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013 và giải quyết khiếu
nại về đất đai nhằm có hệ thống thông tin pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai. Bên cạnh đó khi phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống thì cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật liên quan, cập nhật trên các trang thông tin điện tử, các phƣơng tiện thông tin và truyền thông mà mọi đối tƣợng có thể tiếp cận.Đƣa vào sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử cùng với đó phát triển hệ thống thông tin pháp luật phù hợp tại các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp. Trong mỗi hoạt động, các quyết định thuộc phạm vi về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nƣớc mà trực tiếp là các Bộ, Ủy ban dân dân cấp tỉnh, công chức nhà nƣớc giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ là ngƣời tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện xử lý vi phạm pháp luật, cùng với đó thực thi công vụ kết hợp với phổ
biến giáo dục pháp luật giúp các đối tƣợng là ngƣời khiếu nại hiểu rõ đƣợc nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khiếu nại, giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc theo các quy định của pháp luật. Kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại năm 2011 và các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành, quy định, các văn bản dƣới Luật. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, bằng các hình thức đa dạng, phong phú về Luật Đất đai trong toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân.
Kiện toàn bộ máy, tổ chức, Ban Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.Phân công các cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nắm vững nghiệp vụ, có kỹ năng trong hoạt động tiếp công dân. Bố trí Trụ sở, nơi tiếp công dân có trang thiết bị phƣơng tiện đầy đủ và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác tiếp công dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tiếp công dân theo quy định và ngày trực tiếp tiếp công dân, lịch tiếp công dân phải đƣợc niêm yết công khai và thông báo công khai rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin. Thanh tra và các phòng, ban chuyên môn nghiêm túc thực hiện công việc tiếp công dân theo đúng quy định.
Ủy ban nhân dân các cấp phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát để nắm chắc tình hình khiếu nại, trong phạm vi của địa phƣơng quản lý để có biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời ngay từ khi vụ việc mới phát sinh. Ngƣời đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải sắp xếp lịch tiếp công dân theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải thƣờng xuyên bám sát, tập trung lực lƣợng để giải quyết các vụ việc khiếu nại đông ngƣời, phức tạp mới phát sinh. Trong quá trình giải quyết khiếu nại cần làm rõ nguyên nhân
phát sinh khiếu nại, từ đó chấn chỉnh lại hoạt động quản lý nhà nƣớc, xác minh trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm.
Tiếp tục giải quyết dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng, kéo dài, áp dụng phƣơng thức đối thoại trực tiếp, công khai, dân chủ để giải quyết khiếu nại để công tác giải quyết đạt hiệu quả cao. Cần có những biện pháp hỗ trợ, động viên, thuyết phục ngƣời dân chấm dứt khiếu kiện đối với những vụ việc đã đƣợc giải quyết theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định. Ủy ban nhân dân cần phối hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiếp tục rà soát để giải quyết những vụ việc còn tồn động, phức tạp, gây nên bức xúc trong dân.
Nâng cao hiệu quả chất lƣợng các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai, chủ động tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp dƣới và cơ quan cấp trên, phát huy sự linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại đông ngƣời, phức tạp nhƣ chủ động đối thoại, trao đổi với ngƣời khiếu nại. Phát huy tính dân chủ trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại song vẫn phải gắn liền với kỷ cƣơng, sự nghiêm minh của pháp luật. Đối với những vụ việc phức tạp, có tính lan tỏa rộng khắp cẩn nghiên cứu đầy đủ và thống nhất giữa các cơ quan trong việc giải quyết.
Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có điều bất hợp lý cần phải điều chỉnh ngay, có phƣơng án sửa chữa để đảm bảo quyền của công dân không bị ảnh hƣởng, chấm dứt khiếu kiện kéo dài.
Đẩy mạnh hoạt động thanh tra công vụ, thanh tra trong giải quyết khiếu nại, với thủ trƣởng các cơ quan hành chính nhà nƣớc, các cán bộ, công chức
có trách nhiệm, những địa phƣơng có nhiều vụ việc khiếu nại hay hiệu quả trong giải quyết khiếu nại thấp.
Thứ hai, công khai, minh bạch các chính sách pháp luật về đất đai, các
kết quả thanh, kiểm tra trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ, giải quyết khiếu nại về đất đai
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chủ yếu đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai bắt nguồn từ nguyên nhân là không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất đai, thu hồi đất chƣa có kế hoạch rõ ràng, không tuân thủ quy hoạch dẫn đến việc ngƣời dân mất đất sản xuất, mất đất sử dụng, trong khi thu hồi lại chƣa sử dụng ngay dẫn đến dự án treo. Khi thu hồi đất Nhà nƣớc cần thực hiện theo quy trình mà pháp luật quy định, việc thu hồi đất, bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng cần bám sát theo lộ trình kế hoạch đã đƣợc hoạch định, khi có dự án cần xem xét kỹ lƣỡng mức độ phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất đƣợc cơ quan nhà nƣớc đã đƣợc phê duyệt trƣớc. Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp vào mục đích khác, không có chủ đích. Hạn chế việc thu hồi đất theo dự án, thực hiện cơ chế thu hồi khi việc sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt và công khai, công bố minh bạch.
Trong khi ban hành văn bản cần quy định trách nhiệm thẩm định để trình duyệt dự án, kế hoạch sử dụng đất đai; điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, song song với đó kèm theo chế tài cụ thể đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất đai.
Sau khi có quy hoạch cần phải phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin, cho mọi tầng lớp Nhân dân nắm đƣợc và hiểu rõ, nhất là các hộ dân nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để họ tự nguyện hợp tác trong quá trình thu hồi.
Công khai các kết quả thanh, kiểm tra trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai để các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có liên quan tự giác thực hiện những nội dung đã đƣợc công bố các kết luận, các quyết định, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể theo dõi tiến độ thực hiện và đôn đốc để thực hiện. Thực hiện việc công khai: niêm yết tại trụ sở làm việc hay nơi tiếp công dân của các tổ chức, cơ quan đã giải quyết khiếu nại; thông tin rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin: báo điện tử, đài truyền hình, đài phát thanh,...
Ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có trách nhiệm lựa chọn một trong các loại phƣơng tiện thông tin đại chúng để thực hiện thông báo. Theo quy định thì số lần phải thông báo trên báo hình, báo nói và báo viết ít nhất là hai lần phát sóng hay phát thanh, còn thời gian đăng tải trên các trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày kể từ ngày đăng thông báo trên các trang thông tin điện tử...
Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai đối với cán bộ, công chức và Nhân dân rất quan trọng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thông qua hòa giải cơ sở để giáo dục pháp luật cũng là một hình thức tuyên truyền gần gũi và thiết thực. Nhằm phát huy vai trò tích cực của hoạt động này cần tiến hành giải pháp sau:
Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai cho các cán bộ, công chức và Nhân dân để mọi ngƣời hiểu biết về pháp luật và khiếu nại tại thời điểm mới ban hành các đạo luật: Luật Khiếu nại, Luật đất đai và các Nghị định, Thông
tƣ mới. Tích cực tuyên truyền về các vụ việc khiếu nại cụ thể, đảm bảo đƣợc tính chính xác, minh bạch trong giải quyết khiếu nại. Có khen thƣởng, biểu dƣơng đối với sáng kiến hay, điển hình tốt; có những phê bình kịp thời những hành vi lệch lạc trong giải quyết khiếu nại.
Thƣờng xuyên trau dồi, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai cho báo cáo viên pháp luật. Nhiệm vụ đặt ra rất quan trọng, phải thƣờng xuyên thực hiện để nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết pháp luật sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực đất đai. Nâng cao các kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền. Từ hoạt động giới thiệu các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai để phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể ngƣời khiếu nại.
Thực hiện các nội dung giải trí nhƣ làm các đoạn phim ngắn, các cuộc thi tìm hiểu về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai để tuyên truyền pháp luật với hình thức và nội dung phong phú, đa dạng. Các nội dung giải trí về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai có tính giáo dục cao, có sức hấp dẫn, thông qua đó có thể truyền tải một cách đơn giản, dễ hiểu, sinh động, tránh cứng nhắc, khô khăn và đối tƣợng tiếp cận có thể là bất kì ai trong xã hội từ trẻ em đến ngƣời già. Đƣa pháp luật gắn liền với các phong trào của địa phƣơng dành cho các đối tƣợng từ thanh thiếu niên đến ngƣời trung tuổi, ngƣời già có thể nắm đƣợc. Nhƣ phong trào: bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt hè...
Cung cấp tài liệu hƣớng dẫn về nghiệp vụ, quy trình, trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai. Việc cung cấp thông tin pháp luật, tài liệu các văn bản pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng giúp tăng cƣờng hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật gồm: Sổ tay nghiệp vụ giải quyết khiếu nại; Tạp chí, đầu báo về pháp luật đất đai; các tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu khác có liên quan đến pháp luật về đất đai.
Thứ tư, tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm
của ngƣời đứng đầu, thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo tinh thần Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/05/2014 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ năm, bồi dƣỡng năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ
công chức làm việc trong bộ máy nhà nƣớc. Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm thế nên cần đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để giải quyết các công việc cần thiết cũng nhƣ có một phẩm chất chính trị vững vàng để có thể tránh xa những cám dỗ vật chất. Thời gian qua đã có rất nhiều lãnh đạo là đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc và các nguyên lãnh đạo đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc bị xử lý hình sự vì có liên quan đến lĩnh vực đất đai. Rất nhiều khu vực đất vàng, đất công đã đƣợc hóa giá hay bị chiếm dụng trái phép gây thất thoát cho nhà nƣớc nhiều tỷ đồng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Vấn đề về đất đai có thể chƣa phải là một sáng tạo mới song lĩnh vực đất đai qua thời gian vẫn luôn nóng trong bất mọi hoàn cảnh. Là một ngƣời công chức, cán bộ hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc cần hiểu rõ đƣợc trách nhiệm nặng nề của mình là phục vụ nhân dân, tuyệt đối trung thành với nhà nƣớc.
Cần có nhiều cơ chế kiểm soát đối với mọi hoạt động của cán bộ, công chức. Những vụ trọng án liên quan đến các quan chức trong lĩnh vực về đất
đai đang cho thấy nhiều lỗ hổng trong pháp luật để những cán bộ, công chức ấy có thể tham nhũng bất chính, biến của công thành tài sản riêng. Thiết nghĩ, phải có một cơ quan thực sự độc lập và đứng ngoài sự kiểm soát của cấp trên để có thể kiểm soát và kịp thời xử lý những vụ việc tham nhũng đặc biệt là tham nhũng về đất đai. Ví dụ tính độc lập xét xử của tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay chƣa cao. Bởi lẽ mặc dù là cơ quan xét xử nhƣng về mặt con ngƣời thì thẩm phán là một công chức nhà nƣớc giống nhƣ các công chức trong hệ thống cơ quan hành pháp. Điều này khiến cho vị thế của thẩm phán chƣa cao và chƣa tƣơng xứng với vị trí đặc biệt. Vậy nên sửa đổi quy định không coi thẩm phán là công chức nhà nƣớc, mà cần phải coi thẩm phán là một ngạch quan chức tƣ pháp riêng có những chính sách đặc biệt cho vị trí đặc thù này. Chính giải pháp này sẽ tạo đƣợc vị thế riêng và cao quý của thẩm phán. Hay nhƣ thanh tra cũng thế, cơ quan thanh tra lại nằm ngay trong bộ máy nhà nƣớc, chánh thanh tra đƣợc cấp trên trực tiếp bổ nhiệm. Điều này khiến cho hoạt động thanh tra trong nhiều trƣờng hợp chứa đựng ý chí chủ quan của lãnh đạo trực tiếp mà không phải là sự khách quan của chánh thanh tra. Thế nên cần thiết có cũng cơ chế đặc biệt cho những cơ quan thanh tra, xét xử, những cơ quan giám sát.