Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 71 - 86)

2.3.2.1 Về hạn chế

Công tác thụ lý, xác minh và giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành chƣa đảm bảo theo thời gian quy định; chất lƣợng giải quyết còn hạn chế. Thể hiện rất rõ ở bảng số liệu khi các vụ việc qua từng năm không thể giải quyết triệt để, đa phần là 70% - 80% số vụ việc đƣợc giải quyết, nói lên hạn chế trong khâu giải quyết khiếu nại.

Việc thực hiện theo trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại chƣa đầy đủ các bƣớc; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân có sai phạm các cơ quan, đơn vị thực hiện chƣa nghiêm túc; việc khôi phục quyền lợi hợp pháp cho công dân trong một số vụ việc còn chậm.Hầu hết chúng ta vẫn chƣa có xử lý mạnh tay ở các vụ việc, qua báo cáo từng năm thì việc xử lý mới dừng lại ở mức giảm nhẹ khiến ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc giải tỏa hết thắc mắc, chƣa có việc xử lý cán bộ hay tập thể công khai. Theo tìm hiểu thì mức xử lý sai phạm tại tỉnh phổ biến là khiển trách hay viết kiểm điểm. Cũng là điều cần lƣu tâm khi xử lý mạnh tay các cán bộ, công chức sai phạm sẽ làm giảm khiếu nại của ngƣời dân trong tỉnh.

Các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài ở một số đơn vị chƣa đƣợc tập trung giải quyết dứt điểm. Điểm hình nhƣ vụ việc đền bù giải phóng mặt bằng ở tại Thị xã Tam Điệp với việc đền bù cho ngƣời dân chƣa thỏa đáng để mở rộng tuyến đƣờng sắt, vụ việc khá dai dẳng và đang đƣợc tiến hành giải quyết dần dần.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, Luật Khiếu nại, Luật Đất đai nói riêng có đơn vị chƣa tổ chức thƣờng xuyên, sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân nên có nhiều ngƣời dân bị lợi dụng khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai tuy đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng việc tổ chức vẫn dừng ở mức hình thức; công tác hòa giải ở cấp cơ sở hiệu quả chƣa cao. Trong công tác tiếp công dân vẫn còn một số đơn vị chƣa thực hiện nghiêm túc theo lịch tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh; việc phân loại, xử lý đơn, xác định thẩm quyền giải quyết đơn thƣ khiếu tố vẫn còn lúng túng và xử lý chồng chéo, trùng lắp; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai ở một số cơ quan,

đơn vị chƣa đảm bảo theo quy định; về kiểm tra trách nhiệm ngƣời đứng đầu trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại về đất đai chƣa thƣờng xuyên, chất lƣợng chƣa cao.

Vẫn còn tồn tại tình trạng khiếu nại đông ngƣời. Tình hình khiếu kiện đông ngƣời trên địa bàn tỉnh tuy đã đƣợc kiểm soát song vẫn còn có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là các khiếu nại liên quan đến bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại các dự án. Số lƣợng đơn thƣ thuộc thẩm quyền giải quyết ở một số đơn vị còn nhiều, một số vụ việc khiếu kiện chƣa đƣợc kịp thời giải quyết, một phần nguyên nhân là do tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị chƣa cao, chƣa kiên quyết tập trung giải quyết và có sự chỉ đạo quyết liệt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của công dân chƣa chặt chẽ, chƣa có sự hiệu quả, chƣa kiên quyết xử lý các cán bộ, công chức có sai phạm trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân. Một số vụ việc khiếu kiện chƣa thực hiện đầy đủ theo trình tự, thủ tục, thời gian trong việc giải quyết khiếu nại của công dân theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai; việc đối thoại với công dân còn ít chƣa thật dân chủ, khách quan… gây bức xúc, dẫn đến khiếu nại vƣợt cấp, khiếu nại kéo dài.

Công tác lƣu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại về đất đai chƣa đúng quy định tại Quyết định 2278/2007/QĐ-TTCP ngày 24/10/2007 của Thanh tra Chính phủ ban hành quy chế lập hồ sơ giải quyết khiếu nại.

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế, tổn tại * Nguyên nhân khách quan

Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, thiếu

tính ổn định, có những quy định chƣa sát thực tế. Các chính sách liên quan bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất qua các năm thay đổi theo hƣớng có lợi cho ngƣời dân nên có sự so sánh về quyền lợi giữa những ngƣời dân có đất bị thu hồi tại thời điểm trƣớc và sau khi có chính sách mới; giá đất bồi thƣờng có dự án chƣa sát giá thị trƣờng. Công tác quản lý xã hội còn những hạn chế, bất cập.

Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị cấp huyện, cấp sở còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn.

Một bộ phận công dân khiếu nại tố cáo vẫn chƣa nắm vững quyền, nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại tố cáo, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nƣớc dẫn đến khiếu nại tố cáo vƣợt cấp,có một số trƣờng hợp mặc dù khiếu kiện một cách thiếu cơ sở pháp lý, ngoài phạm vi quy định của pháp luật, nhƣng vẫn đeo bám dai dẳng. Một số thành phần xấu còn xúi dục ngƣời dân khiếu kiện hoặc lợi dụng tình hình khiếu kiện để trục lợi, kích động, làm xấu hình ảnh của chính quyền…

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều Dự án đƣợc đầu tƣ, diện tích đất đƣợc Nhà nƣớc thu hồi để triển khai các dự án lớn, do đó có nhiều tác động ảnh hƣởng đến đời sống, quyền lợi của ngƣời dân; mặt khác, cơ chế, chính sách về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng còn có những bất cập, chƣa phù hợp với thực tế.

Một số cơ quan, đơn vị chƣa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầu tƣ với ngƣời dân có đất trong vùng quy hoạch xây dựng dự án. Theo đó, các dự án có thu hồi đất đều liên quan đến quyền lợi của ngƣời dân, nên thƣờng xảy ra xung đột giữa chủ đầu tƣ với ngƣời có đất bị thu hồi; một số dự

án đã đƣợc bàn giao nhƣng chậm triển khai thực hiện, một số dự án để dở dang, kéo dài trong khi ngƣời dân không có đất sản xuất dẫn đến khiếu kiện.

Công tác quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội... còn nhiều bất cập, nhất là những vấn đề lịch sử để lại; quy định của pháp luật về giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân do có thay đổi về khoảng thời gian từ 20 năm lên đến 50 năm dẫn đến những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi trƣớc năm 2003 nay đề nghị bồi thƣờng giá trị quyền sử dụng đất đến năm 2050 hoặc đề nghị Nhà nƣớc phải trả lại đất đã thu hồi trƣớc đây cho dân.

Hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều bất cập khi trong thời gian dài đã tránh né vấn đề giải quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng các vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng không hiệu quả ở mỗi địa phƣơng khi cùng giải quyết một vấn đề nhƣ nhau. Từ vấn đề pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và không có quyền sở hữu đất đai, chỉ có quyền sử dụng đất. Thế nên, việc cập nhật kịp thời các quy định pháp luật của các cán bộ và ngƣời dân còn hạn chế,việc hiểu biết các vấn đề về quy định pháp luật cũng chƣa đầy đủ. Vấn đề lập pháp về đất đai qua từng thời kỳ lịch sử phát triển đất nƣớc chƣa đồng bộ, chồng chéo.

Nguyên nhân về vấn đề bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ còn bất cập, đặc biệt giá đất để bồi thƣờng còn thấp so với giá thị trƣờng.

Mối quan hệ giữa quyền của Nhà nƣớc là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của ngƣời sử dụng đất đai đã đƣợc pháp luật công nhận chƣa đƣợc giải quyết triệt để, chƣa quan tâm đến lợi ích của ngƣời sử dụng đất, đặc biệt trong việc định giá và bồi thƣờng đất, mối quan hệ tƣơng quan giữa giá đất thu hồi và giá đất tái định cƣ.

Lợi ích của xã hội và lợi ích của ngƣời có đất bị thu hồi chƣa giải quyết tốt, chỉ tính đến tính cấp thiết giải phóng mặt bằng để có dự án, chƣa quan tâm đến những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất đai, từ đó dẫn đến việc chƣa đảm bảo đƣợc điều kiện tái định cƣ, chƣa lên phƣơng án giải quyết việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất, đối với ngƣời nông dân khi bị thu hồi đất, họ bị mất phƣơng tiện sản xuất lại chƣa đƣợc bố trí một công việc mới ổn định hơn.

Về mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ và ngƣời dân có đất bị thu hồi chƣa đƣợc quan tâm, chỉ chú trọng đến môi trƣờng đầu tƣ, vội vàng trong vấn đề giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất. Áp dụng giá đất quá thấp so với giá chuyển nhƣợng trên thị trƣờng, đây đƣợc xem là có lợi cho nhà đầu tƣ nhƣng lại gây ra phản ứng bức xúc của những hộ dân bị thu hồi.

Điều chỉnh chƣa kịp thời giá đất đai để tính bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thực hiện dự án có liên quan đến nhiều địa phƣơng hoặc việc cho ngƣời có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thỏa thuận với ngƣời đang sử dụng đất, ngƣời đƣợc giao đất đai muốn giải phóng mặt bằng nhanh chóng đã chấp nhận mức giá bồi thƣờng cao hơn so với quy định của Nhà nƣớc khiến cho mức đến bù chênh lệch từ đó dẫn đến phát sinh khiếu nại.

Việc quy hoạch đất nông nghiệp để giao cho nông trƣờng, lâm trƣờng và dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng trong nhiều trƣờng hợp chƣa đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng, tính khả thi chƣa cao, thu hồi đất nhƣng không sử dụng dẫn tới lãng phí hoặc sử dụng không có hiệu quả trong khi nông dân thiếu đất sản

Không chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc về trình tự thủ tục thu hồi đất xuất khiến đời sống khó khăn.đai, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, có thông báo về giải phóng mặt bằng mà lại không có quyết định để thu hồi đất

dẫn đến hoang mang đối với những hộ dân trong diện quy hoạch thu hồi, không có thông báo về kế hoạch, phƣơng án thu hồi đất cho ngƣời dân có đất bị thu hồi, cƣỡng chế để giải phóng mặt bằng nhƣng lại chƣa bố trí một nơi tái định cƣ, ra quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng nhƣng lại trái với quy hoạch trƣớc đó đã đƣợc phê duyệt.

Thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quy hoạch đô thị và phát triển các khu công nghiệp nhiều nơi vẫn chƣa cân nhắc kỹ lƣỡng, có tính toán đồng bộ dẫn đến ngƣời dân bị thu hồi hết phƣơng tiện sản xuất canh tác nông nghiệp, dù có đƣợc đền bù nhƣng việc chuyển đổi nghề nghiệp là khó khăn do ngƣời nông dân quanh năm chỉ làm nông nghiệp nên trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp kéo theo, từ đó các tệ nạn xã hội nảy sinh. Vấn đề đất đai là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, đang phát sinh nhiều khiếu kiện song việc tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện lại thiếu ổn định và bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết khiếu nại đòi hỏi tuân thủ nghiêm các bƣớc từ điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành. Nhƣng hoạt động giải quyết khiếu nại hiện nay lại chủ yếu là kiêm nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là ngƣời chịu trách nhiệm về giải quyết khiếu nại nhƣng đây chỉ là một phần công việc mà họ phải chịu trách nhiệm giải quyết, họ còn lo mọi hoạt động của địa phƣơng nên về giải quyết khiếu nại lại không chuyên tâm. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến tình trạng giải quyết khiếu nại còn kéo dài, chậm trễ và đạt hiệu quả thấp.

* Nguyên nhân chủ quan

Tại một số đơn vị chƣa thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai, tố cáo, tiếp công dân còn nhiều hạn chế. Nhiều đơn vị mới chỉ chú trọng giải quyết hết thẩm quyền mà chƣa quan tâm để có biện pháp giải quyết

dứt điểm các vụ việc; tổ chức nhiều cuộc đối thoại nhƣng đôi khi còn mang tính hình thức mà chƣa chú trọng vào nội dung đối thoại, chƣa thực sự lắng nghe, hƣớng dẫn, giải thích thấu đáo cho ngƣời khiếu nại đƣợc hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách pháp luật.

Một số cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ, giải quyết khiếu nại chƣa nắm chắc các nội dung của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành nên việc tiếp nhận, phân loại, xử lý các đơn thƣ khiếu nại về đất đai, tranh chấp, phản ảnh, đề nghị, kiến nghị còn lúng túng, thiếu chính xác; việc giải thích pháp luật cho ngƣời dân cũng nhƣ kết quả tham mƣu giải quyết chƣa đạt hiệu quả cao. Một số cơ quan, đơn vị khi giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn sai về trình tự, thủ tục; thời gian không đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, thực hiện chƣa tốt, thiếu kiên quyết và chậm trễ trong việc thực thi các quyết định giải quyết khiếu nại khi đã có hiệu lực pháp luật.

Thời hạn giải quyết khiếu nại vẫn còn kéo dài và tình trạng đơn thƣ tồn đọng quá hạn giải quyết… chƣa đƣợc khắc phục; trong đó chủ yếu là các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cƣ làm cho ngƣời dân bức xúc từ dẫn đến khiếu nại.

Ý thức chấp hành pháp luật của một số ngƣời đi khiếu kiện chƣa cao, một số vụ việc mặc dù đã đƣợc các cấp có thẩm quyền giải quyết đúng theo quy định pháp luật hiện hành nhƣng công dân không chấp hành mà vẫn tiếp tục khiếu kiện. Có tình trạng công dân do không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại chuyển sang tố cáo ngƣời ký quyết định, kết luận giải quyết.

Sự thiếu minh bạch trong nhiều vấn đề khiến ngƣời dân bức xúc. Minh bạch hóa mọi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc không phải là việc tùy tiện của

mỗi cơ quan. Đây có thể coi nhƣ chính sách nhất quán từ trên xuống dƣới, minh bạch những số liệu không cụ thể, thông tin về vụ việc đã không đƣợc công khai đại chúng mà chỉ khi nào khiếu nại thì các cơ quan nhà nƣớc mới trả lời. Thay đổi lề lối làm việc từ lâu đã không phải chuyện dễ, thế nên muốn thấy đƣợc sự minh bạch trong công tác quản lý có lẽ là sự chuyển mình mà Nhà nƣớc ta chƣa sẵn sàng.

Một số nhà đầu tƣ chƣa có sự phối hợp tốt với các cấp chính quyền trong tổ chức thực hiện nhằm tạo nên sự đồng thuận với Nhân dân trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)