Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 31 - 37)

* Theo Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trƣởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của ngƣời có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương:

Thủ trƣởng cơ quan thuộc sở và cấp tƣơng đƣơng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trƣởng cơ quan thuộc sở và cấp tƣơng đƣơng đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tƣơng đƣơng đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:

Thủ trƣởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trƣởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền của Bộ trưởng:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trƣởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:

Giúp Thủ tƣớng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trƣờng hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm.

Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:

Giúp thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp khi đƣợc giao.

Giúp thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trƣởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trƣờng hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm.

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:

Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Khiếu nại năm 2011.

Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

* Theo Luật Đất đai năm 2013:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã đƣợc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đƣợc giải quyết nhƣ sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đƣơng sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đƣơng sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đƣơng sự chỉ đƣợc lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trƣờng hợp đƣơng sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a) Trƣờng hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trƣờng hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Ngƣời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải đƣợc các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trƣờng hợp các bên không chấp hành sẽ bị cƣỡng chế thi hành.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Ngƣời sử dụng đất, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phƣơng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phƣơng và buộc ngƣời có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trƣớc khi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh ninh bình (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)