nhân dân tỉnh Ninh Bình
Thứ nhất là, tích cực triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu. Cá nhân, tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đai. Ngƣời sử dụng đất đƣợc quyền sử dụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật.
Luật Khiếu nại năm 2011 đã đặt ra những yêu cầu nên cần thời gian để hiểu và đi vào đời sống. Tâm lý của ngƣời đi khiếu nại luôn muốn giải quyết theo thủ tục hành chính, ngại không muốn giải quyết tại Tòa án nên hoạt động giải quyết khiếu nại vẫn tập trung chủ yếu vào trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Số vụ việc khiếu nại đông ngƣời, phức tạp có diễn biến phức tạp và còn nhiều yếu tố tiềm ẩn, tình trạng ngƣời dân vì lợi ích nhỏ đã móc nối với nhau, liên kết tập trung tại Trụ sở của các cơ quan nhà nƣớc để gây áp lực vẫn xảy ra. Sau khi thu hồi đất để tiến hành xây dựng các dự án, công trình, đời sống của ngƣời dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn sau khi tái định cƣ, lại bị các phần tử xấu lôi kéo, xúi giục gây nên khiếu kiện kéo dài, quy mô lớn và phức tạp.
Coi trọng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai là nhiệm vụ chính trị quan trọng , liên tục của cả hệ thống chính trị. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại , bảo vệ quyền lợi cho công dân và góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế và xã hội.
Nâng cao trách nhiệm, xác định nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, của cơ quan chính quyền trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng bộ khóa các giải pháp nhằm giải quyết tốt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, phát huy đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các cấp chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai nhằm hạn chế phát sinh những khiếu nại, tố cáo. Khi tiếp nhận khiếu nại về đất đai, ngƣời có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và đánh giá kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật. Xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại từ đó có biện pháp chấn chỉnh những tồn tại kéo dài trong quản lý nhà nƣớc, xử lý nghiêm những vi phạm, có ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền những bất cập về pháp luật.
Thứ hai là, thực hiện đầy đủ việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công
dân trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Chúng ta đang nỗ lực thực hiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hƣớng tới mục tiêu tốt đẹp của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhà nƣớc pháp quyền là bảo đảm đƣợc quyền con ngƣời, quyền công dân không bị xâm phạm bởi sự lạm dụng
quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc, các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nƣớc; các quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích của công dân đƣợc bảo vệ, bảo đảm thực hiện.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai cần thực hiện đối thoại công khai, xem xét đầy đủ các khía cạnh hợp pháp và hợp lý của từng vụ việc để có biện pháp giải quyết đồng bộ và từ đó chấm dứt đƣợc các vụ việc khiếu nại. Áp dụng đồng bộ giải pháp về kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật để giải quyết triệt để khiếu nại về đất đai. Trong trƣờng hợp gia đình ngƣời khiếu nại gặp hoàn cảnh khó khăn, ta nên vận dụng linh hoạt các chính sách xã hội, có những biện pháp để giúp đỡ ngƣời dân để họ có thể ổn định đƣợc cuộc sống.
Quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đƣợc quy định tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, tại khoản 5: “Đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ khi ngƣời khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình” và khoản 7 có quyền: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”. Hai khoản này chính là cơ sở pháp lý cho quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai. Khi công dân bị các chủ thể khác xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp thì công dân có quyền sử dụng các phƣơng tiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân đó là quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện. Cơ quan nhà nƣớc khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của công dân trong lĩnh vực về đất đai phải có trách nhiệm giải quyết trong thời gian quy định. Trong tiến trình cải cách tƣ pháp cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giải quyết các vụ việc hành chính, trong đó có các vụ việc hành chính về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan Tòa án có thể tiếp cận giải quyết các yêu cầu khởi kiện của vụ án hành chính về đất đai.
Thứ ba là, thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đất đai
đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền
Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trƣởng các đơn vị có thẩm quyền liên quan trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những tồn tại còn yếu kém và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Từ chối giải quyết đối với các vụ việc công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, khởi kiện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, rà soát và tổ chức đối thoại công khai nhƣng không có tình tiết mới, cơ quan có thẩm quyền đã trả lời và hƣớng dẫn khởi kiện theo quy định của pháp luật.