7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân
Thực tế giải quyết khiếu nại về BHXH ở tỉnh Quảng Trị cho thấy vấn đề tiếp công dân tại BHXH một số huyện chưa được xem trọng, bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân. Từ đó dẫn đến việc trả lời thắc mắc của công dân còn chưa thấu đáo, xử lý đơn thư còn lúng túng.
Do vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của việc tiếp công dân nhằm hạn chế bức xúc, khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thì khi giải quyết mới đảm bảo được tính khách quan, chính xác, có tình, có lý và có tính thuyết phục cao. Việc tiếp
công dân của cơ quan nhà nước không chỉ nhằm mục đích tiếp nhận để giải quyết những vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại mà còn là một kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị của công dân đối với Đảng và Nhà nước.
Cải cách hành chính đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực BHXH là một yêu cầu rất quan trọng nhằm đảm bảo khiếu nại của công dân được xem xét giải quyết khách quan, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, khắc phục tình trạng đùn đẩy, để đơn từ quá hạn luật định, gây phiền hà cho công dân. Do đó khi tiến hành cải cách thủ tục hành chính nói chung phải gắn với cải cách hành chính trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại; cần tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiếp công dân; tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp; phân công rõ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, khắc phục tình trạng chậm trễ, nửa vời, đùn đẩy, né tránh các công việc của dân; có chế độ chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với cán công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan tiếp công dân.
Khi tiếp công dân cần hướng dẫn công dân đến đúng nơi có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Những vụ việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo cần đích thân tiếp dân, đối thoại công khai, dân chủ với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân”. Khi xảy ra khiếu kiện đông người phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện. Công chức, viên chức làm công tác giải quyết tố cáo phải tìm hiểu hoàn cảnh cuộc sống, tâm
tư, nguyện vọng, động cơ của người khiếu nại để đề xuất chính sách, biện
pháp giải quyết phù hợp.
vụ, tránh tình trạng nhận đơn của dân mà không giải quyết hoặc trả lời dứt điểm. Đồng thời cần có quy định chế độ báo cáo kết quả, dự báo tình hình