Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại và chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại và chính

chính sách BHXH

Tuyên truyền giáo dục pháp luật là một biện pháp có tính chiến luợc của Đảng và Nhà nước ta, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân nói chung và các đối tượng tham gia BHXH nói riêng. Cơ quan BHXH cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH tới các cấp, các ngành, tới đơn vị sử dụng lao động, tới người lao động một cách có hiệu quả để mọi người, mọi ngành đều hiểu về chính sách BHXH, hạn chế những khiếu nại không cần thiết do thiếu hiểu biết. Khi các đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã hiểu rõ quyền lợi của mình thì những yêu cầu của chọ đưa ra sẽ phù hợp với các trình tự quy định. Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc phát sinh những khiếu nại không đáng có, góp phần làm giảm bớt gánh nặng công việc cho cán bộ làm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại.

Bên cạnh việc tuyên truyền về bản chất nhân văn của chính sách BHXH, tính ưu việt, nhân đạo, mục đích, ý nghĩa, lợi ích, vai trò của những chính sách này trong việc bảo đảm an sinh xã hội của đất nước cần phổ biến sâu sắc pháp luật về khiếu nại nói chung và khiếu nại về lĩnh vực BHXH nói riêng; tuyên truyền làm rõ trách nhiệm của các cấp, các Ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể trong việc phối hợp tổ chức thực hiện Luật BHXH, thực hiện giải quyết tố cáo.

Tuy nhiên, thực tế tại địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại và chính sách BHXH của cơ quan BHXH triển khai chưa thực sự chuyên sâu, chưa có nhiều biện pháp đa dạng các hình thức tuyên

truyền và chưa được tổ chức thường xuyên. Vì vầy, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng tính hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại. Cần tích cực vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Bên cạnh đó cần phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật, vận động, thuyết phục người tố cáo chấp hành kết quả giải quyết tố cáo đúng pháp luật của cơ quan nhà nước.

Về hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng, có thể thông qua tờ rơi, ấn phẩm, website hoặc các buổi đối thoại trực tiếp....Các ấn phẩm này được phát hành tại các phòng chờ khám chữa bệnh, chờ giải quyết chế độ BHXH, nhà ga, bến xe, khu công nghiệp, nhà văn hoá xã, phường, thị trấn… Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng như tuyên truyền tại các hội nghị, cuộc toạ đàm, giao ban của các Ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, mỗi cán bộ ngành BHXH cần đồng thời là một tuyên truyền viên về chế độ chính sách BHXH, BHYT tới người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)