Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 91 - 93)

ở huyện Nam Đông

3.2.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các đối tượng. Vì trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn một lượng không nhỏ lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đăng kí tham gia, công tác quản lý đối tượng tham gia còn lỏng lẻo, hiệu quả mang lại chưa cao. Đặc biệt trong thời gian tới, số lượng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.

- Mặt khác, những kết quả mà BHXH huyện thu được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng có thể phát triển đối tượng tham gia của huyện. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý để đưa các đối tượng thuộc diện phải tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc vào hệ thống BHXH, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH huyện Nam Đông cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:

3.2.1.1. Quản lý chặt chẽ người lao động và đơn vị sử dụng lao động

- Thực hiện báo tăng, giảm kịp thời, chính xác, quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, bám sát các đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc các khối ngành kinh tế khác nhau trên địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh để tham mưu với Tỉnh ủy, UBND kịp thời triển khai việc tham gia BHXH bắt buộc cho các đối tượng thuộc diện phải tham gia, hạn chế và tiến đến chấm dứt tình trạng né tránh tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

- Thực hiện hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành liên quan như: Thanh tra lao động, Ban quản lý các khu công nghiệp… để nắm đầy đủ

số lượng đơn vị SDLĐ và số lao động trên địa bàn, phát hiện những đơn vị khai báo thiếu số lao động thực tế tại đơn vị hoặc chưa khai báo đăng ký tham gia để bắt đưa vào diện đóng BHXH bắt buộc, đồng thời có chương trình xúc tiến thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách đến từng cơ sở chưa tham gia BHXH bắt buộc đầy đủ cho NLĐ.

- Tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ trong huyện. Đặc biệt, giữ mối liên hệ mật thiết với tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội. Thông qua tổ chức Công đoàn, tiến hành các buổi giao lưu, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH sâu rộng vào quần chúng NLĐ.

- Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các bộ phận trong đơn vị theo phương châm nhanh gọn, thuận tiện để tạo niềm tin của đơn vị SDLĐ và NLĐ đối với cơ quan BHXH, tránh tâm lý ngần ngại của người tham gia khi đến cơ quan BHXH thực hiện nghĩa vụ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với đối tượng tham gia trên địa bàn quản lý.

- Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 có nhiều điểm thay đổi, tác động tăng đối tượng tham gia BHXH, như: bổ sung đối tượng là cán bộ không chuyên trách cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài không nhất thiết đã tham gia BHXH trước khi đi.

3.2.1.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương - tiền công của NLĐ chính là căn cứ quan trọng để tiến hành thu BHXH của NLĐ và người SDLĐ nên trong công tác quản lý đối tượng tham gia cũng cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý tiền lương làm căn cứ thu BHXH. Để quản lý tốt vấn đề này, BHXH huyện Nam Đông cần thực hiện một số công tác sau:

- Theo dõi thường xuyên diễn biến tiền lương - tiền công của đơn vị SDLĐ và NLĐ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của tiêu cực cần tiến hành công tác kiểm tra kịp thời để xác minh lại thông tin mà đơn vị SDLĐ đã khai báo cho cơ quan BHXH, tránh thất thu cho BHXH.

- Tích cực vận động, khuyến khích các chủ SDLĐ thực hiện chi trả tiền lương - tiền công cho NLĐ thông qua thẻ ATM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH dễ dàng nắm được diễn biến tiền lương, tiền công tại từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.

- Khi có sự thay đổi, điều chỉnh về tiền lương tối thiểu chung, vùng của Chính phủ, BHXH huyện đặc biệt là các cán bộ làm công tác thu cần có thông báo cụ thể, hướng dẫn các cán bộ làm công tác chuyên trách BHXH tại đơn vị SDLĐ về sự thay đổi này để tiến hành trích nộp theo đúng quy định hiện hành.

- Cán bộ làm công tác thu của BHXH huyện Nam Đông cần chủ động, sáng tạo, nhạy bén trước những biến động về tổng quỹ tiền lương tiền công của đơn vị SDLĐ. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo đủ năng lực quản lý.

- Về tiền lương đóng BHXH bắt buộc: đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định như từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, tính đóng BHXH theo mức lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động (thêm phụ cấp lương); từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động (thêm các khoản bổ sung khác).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 91 - 93)