Lập và thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 69)

2.2.5.1. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hàng năm BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế phân bổ kế hoạch giao số thu về BHXH huyện Nam Đông. Tại BHXH huyện Nam Đông lập kế hoạch thu hàng tháng dựa trên nguồn thu thực tế đang quản lý, mà có những kiến nghị với BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế để điều chỉnh số kế hoạch thu cho sát với thực tế.

Lập kế hoạch thu có vai trò rất quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên, có tính chất quyết định đến công tác thu BHXH bắt buộc hàng năm của cơ quan BHXH các cấp. Kế hoạch lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương thì công tác thu càng hoàn thiện và có hiệu quả.

Tại BHXH huyện Nam Đông, lập kế hoạch thu được tiến hành vào đầu tháng 10 hàng năm và được giao cho cán bộ thu thực hiện. Kế hoạch thu được lập chi tiết tới từng đơn vị sử dụng lao động.

Để lập kế hoạch thu, trước hết cán bộ thu đã căn cứ vào tình hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị sử dụng lao động báo cáo hàng tháng để xác định dự toán thu năm kế hoạch cho từng đơn vị.

Số tiền dự toán thu = Số lao động dự toán × Lương bình quân dự toán × Tỉ lệ đóng (%).

Sau đó, cán bộ thu sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khu vực như: khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh,... và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.

Bên cạnh lập kế hoạch thu cho các đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc, cán bộ thu còn đưa ra dự toán về các đơn vị có thể đăng kí tham gia BHXH bắt buộc năm kế hoạch. Vì cán bộ thu đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Đông, dựa vào số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động tăng để đưa ra dự toán thu BHXH bắt buộc.

2.2.5.2. Kết quả thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH huyện Nam Đông luôn chú trọng công tác thu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cơ quan.Thu BHXH bắt buộc đầy đủ, kịp thời thì quỹ BHXH mới được hình thành và đảm bảo được chức năng chi trả của mình. Ngoài ra, khi đó quỹ BHXH có thể tham gia đầu tư góp phần tăng trưởng quỹ, nâng cao vị thế, uy tín của cơ quan BHXH. Trong thực hiện công tác thu, lãnh đạo BHXH huyện Nam Đông đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ thu để theo dõi, quản lý các đơn vị sử dụng lao động do mình đảm trách; đồng thời thông báo cho lãnh đạo các trường hợp các trường hợp đóng thiếu, nợ đóng... để đề ra phương thức giải quyết kịp thời.

Giai đoạn 2014-2016, BHXH huyện Nam Đông luôn hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế giao. Qua đó cả 3 năm 2014, 2015, 2016 BHXH huyện Nam Đông thực hiện đều vượt kế hoạch được giao với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tương ứng lần lượt 104,1% - 103,91% - 102,45%. BHXH huyện Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là một trong những đơn vị hoàn thành sớm các chỉ tiêu về thu BHXH bắt buộc. Lãnh đạo BHXH huyện Nam Đông luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, mỗi cán bộ thu phải thực hiện thống kê theo dõi tiến độ thu, luôn đôn đốc thu và báo cáo với Giám đốc để có biện pháp thu kịp thời. Để đạt được kết quả như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Cán bộ thu luôn tận tụy trong công việc, theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thu BHXH hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động để thông báo, nhắc nhở các đơn vị đóng đúng thời gian và đủ số tiền theo quy định.

Tiền lương tối thiểu tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số thu BHXH. Quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và hệ số thang, bảng lương. Lương tối thiểu tăng đồng nghĩa với việc quỹ lương tăng. Mà quỹ lương là căn cứ để đóng BHXH nên khi lương tối thiểu tăng thì số thu của BHXH huyện Nam Đông cũng tăng theo.

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện kế hoạch thu tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 STT Chỉ tiêu Kế hoạch thu BHXH (1000 đồng) Thực hiện thu BHXH (1000 đồng) Tốc độ tăng giảm liên hoàn số thu BHXH (%) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 1 Năm 2014 16,826,000 17,515,220 - 104.10 2 Năm 2015 17,144,000 17,814,593 1.71 103.91 3 Năm 2016 18,839,000 19,301,176 8.34 102.45

(Nguồn: BHXH huyện Nam Đông qua các năm)

Việc phân loại số thu BHXH bắt buộc theo khu vực có ý nghĩa quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc, từ kết quả thu thì biết được khu vực nào cần chú trọng thu, lãnh đạo BHXH huyện Nam Đông có được số liệu tổng quát nhất, có chỉ đạo kịp thời để tăng thu, đôn đốc cán bộ thu có trách nhiệm với khu vực mình phụ trách. Việc phân loại cũng giúp cho công tác báo cáo hoặc kiểm tra của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế được thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Số tiền mà BHXH huyện Nam Đông thu được cũng tăng nhanh qua các năm, giai đoạn 2014-2016 tăng 1.786 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 3,35%/ năm. Số thu BHXH của các khối, loại hình đều tăng. Số tiền thu từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu BHXH bắt buộc. Cụ thể: năm 2014 số thu là 14.663 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,72%. Đến năm 2016 số thu chiếm 80,43% với số tiền thu là 15.524 triệu đồng (tăng thêm 861 triệu đồng so với năm 2014). Nguyên nhân số thu BHXH bắt buộc của khu vực hành chính sự nghiệp tăng là do: số lao động được tuyển dụng tăng, tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tăng. Sự chấp hành các quy định về BHXH bắt buộc tại các đơn vị được thực hiện khá nghiêm túc. Hàng tháng khi có sự biến động về số lao động hoặc hệ số lương của NLĐ tăng thì cán bộ phụ trách BHXH tại các đơn vị luôn có thông báo kịp thời với cán bộ thu BHXH để thực hiện điều chỉnh tăng số tiền đóng BHXH bắt buộc, đảm bảo quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc. Sau khối hành chính sự nghiệp, Khối xã, thị trấn xếp ở vị trí thứ hai: số thu BHXH bắt buộc cũng tăng từ 1.887 triệu đồng năm 2014 lên 2.213 triệu đồng năm 2016 tương ứng tăng 529 triệu đồng, tỷ trọng tăng từ 10,77% lên 11,47%. Nguyên nhân là do huyện Nam Đông có số đơn vị hành chính nhiều với 10 xã và 1 thị trấn, nhu cầu cán bộ xã lớn nên trong những năm qua liên tục tuyển thêm lao động về làm việc tại địa phương.

Bảng 2.9: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) 1 Khối DN Nhà Nước 514,749 2.94 610,530 3.43 627,292 3.25

2 Ngoài quốc Khối DN doanh 449,440 2.57 514,920 2.89 647,448 3.35 3 Khối HCSN 14,663,878 83.72 14,660,103 82.29 15,524,517 80.43 4 Khối phường xã, thị trấn, 1,887,153 10.77 2,029,040 11.39 2,213,061 11.47 5 Cán bộ phường xã không chuyên trách - 0.00 - 0.00 288,858 1.50 Tổng cộng 17,515,220 100.00 17,814,593 100.00 19,301,176 100.00

(Nguồn: BHXH huyện Nam Đông qua các năm)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH huyện Nam Đông năm 2014

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH huyện Nam Đông năm 2016

2.2.5.3. Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nợ đọng BHXH bắt buộc là tình trạng thường xuyên diễn ra hiện nay. Nợ đọng BHXH bắt buộc có thể ảnh hưởng rất lớn đến công tác chi trả BHXH sau này, nó làm mất cân đối thu chi. Vì thế mà BHXH huyện Nam Đông đã triển khai nhiều biện pháp thu tích cực. Kết quả đạt được đang dần tốt lên, tình trạng nợ đọng tuy vẫn còn nhưng có xu hướng giảm cả về số đơn vị lẫn số tiền phải đóng.

Trong thời gian qua, việc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp Luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra. Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, năm 2014 số nợ là 67 triệu đồng (0,39%). Năm 2016 số nợ là 50 triệu đồng (0,26%).

Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chây ì nợ đóng BHXH, trốn đóng BHXH.

Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số tiền BHXH phải thu

(1000 đồng) 17,583,047 17,879,702 19,352,109 2 Số tiền BHXH đã thu (1000 đồng) 17,515,220 17,814,593 19,301,176 3 Số tiền nợ đọng (1000 đồng) 67,827 65,109 50,933 4 Tỷ lệ nợ đọng (%) 0.39 0.36 0.26

(Nguồn: BHXH huyện Nam Đông qua các năm)

Số tiền nợ BHXH của khối DNNN tăng lên, năm 2014 số tiền nợ là 3.828 nghìn đồng, đến năm 2016 là 6.351 nghìn đồng, kéo theo tỷ trọng nợ của khối cũng ngày một tăng. Tỷ trọng nợ của khối này so với toàn bộ tổng nợ BHXH bắt buộc là tương đối thấp là 12,47%. Khối HCSN có tỷ lệ nợ đọng khá cao với 22,69% tổng số nợ tương ứng với số tiền là 11.558 nghìn đồng. Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ đọng cao nhất là 31,01% tương ứng với số tiền là 15.798 nghìn đồng.

Đó là do nhiều nguyên nhân: ý thức của chủ SDLĐ chấp hành Luật BHXH, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các khối còn lại: Vẫn tồn tại tình trạng nợ đọng nhưng số nợ và tỷ trọng nợ khá nhỏ. Có thể thấy tình hình thực hiện thu BHXH ở các khối này là khá tốt.

Bảng 2.11: Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (1000 đồng) Tỷ lệ (%) 1 Khối DN Nhà Nước 3,828 5.64 4,414 6.78 6,351 12.47 2 Khối DN Ngoài quốc doanh 25,398 37.44 25,692 39.46 15,793 31.01 3 Khối HCSN 17,472 25.76 13,692 21.03 11,558 22.69 4 Khối phường xã, thị trấn, 21,129 31.15 21,311 32.73 8,950 17.57 5 Cán bộ phường xã không chuyên trách - 0 - 0 8,281 16.26 Tổng cộng 67,827 100 65,109 100 50,933 100

(Nguồn: BHXH huyện Nam Đông qua các năm)

Nhận xét:

Nhìn chung tỷ lệ nợ đọng chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số tiền BHXH bắt buộc phải thu, tỷ lệ này đang giảm dần qua các năm.

Có thể thấy việc tham gia BHXH của các đơn vị vẫn mang tính chất bắt buộc nên tình trạng nợ đọng vẫn xảy ra.

2.2.5.4. Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ, truy thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

* Phân loại nợ

- Nợ phát sinh: các trường hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dưới 1 tháng. - Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. - Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp nợ khó thu

- Nợ khó thu, gồm các trường hợp:

+ Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành.

+ Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; + Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và từ tuất.

Hằng tháng, cán bộ thu BHXH huyện thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần:

- Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động);

- Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần.

- Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu nợ và đối chiếu. Sau thời gian 03 tháng kể từ lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, phối hợp với Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.

* Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN Các trường hợp truy thu:

- Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT,

BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng.

+ Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

+ Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

- Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

- Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

- Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc thu nộp Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hằng năm, cán bộ chuyên quản thu, cấp sổ - thẻ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại đơn vị sử dụng lao động ít nhất đạt 50% số đơn vị trên địa bàn, cụ thể:

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đơn vị quản lý với nội dung kê khai khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh thông tin trên sổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)