Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 50)

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nam Đông

2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Huyện Nam Đông được tách ra từ huyện Phú Lộc vào tháng 10/1990, theo Quyết định 345/HĐBT ngày 29/09/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Có tổng diện tích tự nhiên khoảng 647,78 km2, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã (Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hòa, Thượng Lộ, Hương Giang, Thượng Nhật, Hương Hữu, Hương Sơn, Thượng Long, Thượng Quảng) và 1 thị trấn (Khe Tre). Có vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc + Phía Tây giáp huyện A Lưới

+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng + Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.

- Địa hình rừng núi có nhiều hang động, bị chia cắt bởi hệ thống núi non và khe suối, do vậy vùng miền núi Nam Đông có một vị trí chiến lược rất quan trọng, nơi đây là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. rong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành ở Trung ương, của tỉnh, đồng bào các dân tộc huyện Nam Đông đã ra sức nổ lực xây dựng huyện nhà, đưa nền kinh tế ngày càng tăng trưởng khá; sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đã được giữ gìn và phát huy; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có bước cải thiện, định canh định cư đi vào thế ổn

định, bộ mặt nông thôn mới được hình thành và ngày càng đổi thay; chính trị được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững.

2.1.1.2. Đặc điểm xã hội

- Dân số: Huyện Nam Đông gồm 11 đơn vị hành chính bao gồm 10 xã và 1 thị trấn. Năm 2016 dân số trung bình 26.258 người, mật độ dân số 41 người/km2. Các đơn vị cấp xã có mật độ dân số cao: Thị trấn Khe Tre có mật độ dân số 887 người/km2, xã Hương Hòa có mật độ dân số 228 người/km2, xã Hương Giang có mật độ dân số 193 người/km2, xã Hương Hữu có mật độ dân số 296 người/km2. Các xã có mật độ dân số thấp: xã Thượng Lộ là 12 người/km2, xã Thượng Quảng là 14 người/km2, xã Thượng Nhật là 20 người/km2. Trong đó dân tộc thiểu số 11.685 người, chiếm 44,5% tổng dân số.

Bảng 2.1: Tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Nam Đông tính đến năm 2016

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đông)

STT Chỉ tiêu Diện tích Dân số Mật độ dân số (người/km2) Số lượng (km2) Kết cấu (%) Số lượng (người) Kết cấu (%) 1 Thị Trấn Khe Tre 4.31 0.67 3,821 14.55 886.54 2 Xã Hương Phú 79.57 12.28 3,360 12.80 42.23 3 Xã Hương Lộc 65.7 10.14 2,328 8.87 35.43 4 Xã Hương Hòa 10.84 1.67 2,473 9.42 228.14 5 Xã Hương Sơn 43.6 6.73 1,443 5.50 33.10 6 Xã Hương Giang 7.61 1.17 1,471 5.60 193.30 7 Xã Hương Hữu 10.02 1.55 2,962 11.28 295.61 8 Xã Thượng Lộ 106.47 16.44 1,292 4.92 12.13 9 Xã Thượng Long 50.66 7.82 2,716 10.34 53.61 10 Xã Thượng Nhật 113.78 17.56 2,248 8.56 19.76 11 Xã Thượng Quảng 155.22 23.96 2,144 8.17 13.81 Tổng bình quân 647.78 100.00 26,258 100.00 40.54

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đông từ năm 2014 đến 2016

STT Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng) Tổng số Trong đó Nông lâm ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng TM&DV Tổng số Trong đó: công nghiệp 1 Năm 2014 1,024,370 398,820 393,300 123,300 232,250 2 Năm 2015 1,154,998 429,475 445,120 143,120 280,400 3 Năm 2016 1,319,948 479,448 495,000 165,000 345,500 Tốc độ tăng bình quân (%) 13.52 9.66 12.19 15.68 21.97

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông)

- Tăng trưởng kinh tế:

Từ năm 2014-2016, giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế của huyện liên tục tăng; Giá trị sản xuất của huyện đã tăng từ 1.024.370 triệu đồng năm 2014 lên 1.319.948 triệu đồng năm 2016 (tăng gấp 1,29 lần so với năm 2014).

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 13,52%/năm.Trong đó, ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 9,66%; công nghiệp xây dựng tăng 12,19%; ngành dịch vụ thương mại tăng 21,97%. Công nghiệp phát triển theo 2 hướng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân 21,97% trong đó các ngành dịch vụ quan trọng như bưu chính - viễn thông, giao thông - vận tải có tốc độ phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và doanh nghiệp.

GTSX từ công nghiệp lớn nhất với 495.000 triệu đồng chiếm 37,50% GTSX, nông nghiệp với 479.448 triệu đồng chiếm 36,32% GTSX của toàn huyện năm 2016. Vì vậy công nghiệp xây dựng và nông lâm nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện.

Biểu đồ 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm giữa khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ từng bước được chuyển dịch hợp lý, các ngành kinh tế dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế: Năm 2014 các ngành kinh tế dịch vụ đóng góp 22,67%; đến năm 2016 đóng góp cao hơn đạt 26,18%.

Ngành nông lâm ngư nghiệp từ 38,93% năm 2014 giảm xuống còn 36,32% năm 2016 trong cơ cấu. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng chậm năm 2014 chiếm 38,39% trong cơ cấu, năm 2015 tăng lên 38,54%, đến năm 2016 chỉ có 37,50%. Sự gia tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp góp phần quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng lao động với số lượng tương ứng; lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân.

2.1.2. Vài nét về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông

2.1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông

BHXH huyện Nam Đông được thành lập theo Quyết định 09/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. BHXH huyện Nam Đông là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua chặng đường sau 21 năm hình thành và phát triển cùng với sự nổ lực và cố gắng của cán bộ, viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương, BHXH huyện Nam Đông đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch mà BHXH tỉnh giao,

quan trọng vào sự phát triển, uy tín của BHXH Việt Nam nói chung và sự đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng. Với những thành tích đó, BHXH huyện Nam Đông đã liên tục được BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, BHXH Việt Nam và Chủ tịch UBND huyện Nam Đông tặng giấy khen.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông

*Chức năng:

- BHXH huyện Nam Đông là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Nam Đông theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

- BHXH huyện Nam Đông chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Nam Đông.

- BHXH huyện Nam Đông có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia bảo hiểm.

- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân. - Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT. - Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định; tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT ở xã, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh TT Huế.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của BHXH huyện Nam Đông, gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: Thu, cấp sổ thẻ, kế toán, chế độ BHXH, Giám định BHYT, Tiếp nhận quản lý hồ sơ, kiểm tra, công nghệ thông tin ...

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông - Giám đốc: có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH huyện Nam Đông theo phân cấp. Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của BHXH huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Thực hiện các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và quy định quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông.

Tại BHXH huyện Nam Đông, ngoài việc phụ trách các công tác chung của cơ quan BHXH, Giám đốc BHXH còn trực tiếp phụ trách các bộ phận: bộ phận Kế hoạch tài chính, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận Giám định BHYT.

- Phó Giám đốc: là người được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

Phó giám đốc BHXH huyện Nam Đông trực tiếp quản lý các bộ phận sau: bộ phận thu; bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Thủ tục hành chính. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận thu Bộ phận sổ thẻ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Bộ phận kế hoạch tài chính Bộ phận chế độ chính sách Bộ phận Giám định

- Bộ phận thu: bộ phận này có những nhiệm vụ chính là thu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Nam Đông.

+ Lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm.

+ Báo cáo tình hình thu theo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho phòng Thu của BHXH tỉnh TT Huế.

- Bộ phận cấp sổ, thẻ: có nhiệm vụ cấp và quản lý sổ BHXH; cấp và quản lý thẻ BHYT cho người tham gia.

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: có trách nhiệm nhận hồ sơ của các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; phân loại và chuyển hồ sơ của các đối tượng đến các bộ phận có liên quan để giải quyết sau đó sẽ trả lời họ theo giấy hẹn của cơ quan BHXH.

- Bộ phận kế hoạch tài chính: có những nhiệm vụ về kế toán chi BHXH sau: + Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

+ Chi trả các chế độ trợ cấp một lần.

+ Chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

+ Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT với các cơ sở khám chữa bệnh.

+ Lập kế hoạch chi BHXH hàng tháng.

+ Lập và quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của ngành BHXH, của Nhà nước.

- Bộ phận chế độ chính sách: có nhiệm vụ

+ Kiểm tra, xét duyệt hồ sơ, thẩm định việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

+ Lưu trữ hồ sơ các chế độ BHXH.

+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

- Bộ phận giám định BHYT: có nhiệm vụ giám định việc thực hiện các quyền lợi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện Nam Đông.

2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ

Từ khi thành lập đến nay BHXH huyện Nam Đông đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, đến nay số cán bộ, viên chức đã lên tới 12 người (6 nam và 6 nữ).

Trong đó: Số có trình độ đại học, cao đẳng 10 người chiếm tỷ lệ 83.33%. Đội ngũ cán bộ công chức – viên chức BHXH huyện Nam Đông đa số còn trẻ, được đào tạo cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở trình độ chuyên môn và năng lực sở trường của từng cán bộ công chức viên chức, để bố trí công việc chức năng phù hợp nhằm đạt hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ cao nhất.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, bằng tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, công chức, BHXH huyện Nam Đông đã nỗ lực phấn đấu xây dựng BHXH huyện nhà ngày càng trưởng thành và phát triển.

2.1.2.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một yếu tố giúp cơ quan BHXH huyện Nam Đông hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng, tạo được niềm tin đối với người tham gia.

Hiện nay cơ sở vật chất của cơ quan gồm có: Khu nhà hai tầng có 06 phòng làm việc,1 nhà để xe cho cán bộ; Các loại máy móc trang thiết bị văn phòng gồm: 12 máy vi tính (02 máy tính xách tay) kết nối internet, 06 máy in, 01 máy photo, 02 máy điện thoại bàn, 01 ti vi, 01 điều hòa; Các phòng làm việc đều được trang bị bàn, ghế, tủ, quạt điện các thiết bị văn phòng khác...

2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 Đông giai đoạn 2014-2016

2.2.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo địa bàn hành chính huyện là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó thì mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu. Muốn nắm bắt được sự tăng

giảm số lao động tham gia BHXH cần phải xác định được đơn vị SDLĐ nào thuộc diện phải tham gia, đơn vị nào còn đang hoạt động và đơn vị nào đã giải thể …

Trên địa bàn huyện Nam Đông hiện nay có khá nhiều tổ chức đơn vị SDLĐ đang hoạt động. Mọi thông tin chủ yếu vẫn do sự tự giác khai báo của các đơn vị nộp lên BHXH. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng tiến hành phối hợp chặt chẽ với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN huế (Trang 50)