1.3.1. Nhân tố điều kiên tự nhiên
Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên... được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp và chuyên môn hóa theo vùng ngày nay đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Chuyên môn hóa giữa vùng này và vùng khác cơ bản cũng xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên. Ngoài ra có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của dân cư, ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc...Nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cũng rất lớn hơn nữa ở những nơi như vậy ít được quan tâm chú trọng đầu tư.
1.3.2. Nhân tố điều kiên xã hội
1.3.2.1. Dân tộc
Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa. Dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh khác nhau. Dân tộc cư trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán sản xuất tiến bộ hơn so với dân tộc cư trú ở vùng miền núi. Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ nhận thức khác nhau.
1.3.2.2. Dân số
Dân số là tập hợp những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lượng dân số sẽ thấp, lực lượng lao động có chất lượng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế…
1.3.2.3. Truyền thống
Truyền thống ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người dân. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới, con người mới. Trong cuộc sống nếu truyền thống tốt sẽ thúc đẩy phát triển dễ dàng tiếp nhận và thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung cũng như chính sách BHXH nói riêng...
1.3.2.4. Dân trí
Có thể nói, một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển. Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.
1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế
1.3.3.1. Tình hình nền kinh tế
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH. Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở đã được đảm bảo. Vì vây, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi người dân trong xã hội được cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trò to lớn của mình. Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. NLĐ và người SDLĐ không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.
1.3.3.2. Chính sách tiền lương
Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.
1.3.3.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng gồm giao thông đường bộ, đường thủy; cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc..., là nhân tố ngoại sinh của phát triển kinh tế. Phát triển giao thông, thông tin liên lạc sẽ làm thuận lợi cho việc đi lại, cập nhật thông tin. Hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp thoát nước góp phần nâng cao được chất lượng cuộc sống nhân dân... Do đó phát triển cơ sở hạ tầng trở thành chính sách quan trọng tại
các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - Huyện Phú Lộc là một trong những huyện có địa bàn quản lý rộng của tỉnh - Huyện Phú Lộc là một trong những huyện có địa bàn quản lý rộng của tỉnh Thừa Thiên Huế, số dân cư đông và phân bố rộng rãi. Tuy nhiên, BHXH huyện Phú Lộc đã thực hiện công tác quản lý thu nộp BHXH rất kịp thời và hiệu quả bằng cách: ứng dụng các phần mềm BHXH vào công tác thu, từ đó công tác thu đạt hiệu quả cao hơn. Cán bộ thu luôn hướng dẫn, giám sát quá trình đóng BHXH cho NLĐ của các đơn vị sử dụng lao động để họ đóng đúng thời hạn quy định của luật BHXH, đã tiến hành phân loại số thu BHXH bắt buộc theo từng khu vực. Trong thực hiện công tác thu, lãnh đạo BHXH huyện Phú Lộc đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ thu để theo dõi, quản lý các đơn vị sử dụng lao động do mình đảm trách; đồng thời thông báo cho lãnh đạo các trường hợp đóng thiếu, nợ đóng... để đề ra phương thức giải quyết kịp thời.
BHXH huyện Phú Lộc đã có sự phối hợp với các cơ sở ban ngành có liên quan, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra về an toàn lao động và thực hiện chính sách xã hội cho NLĐ trong các DN. Qua kiểm tra, cán bộ BHXH còn tuyên truyền cho chủ SDLĐ và NLĐ hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH. Từ đó làm chuyển biến nhận thức của chủ SDLĐ và NLĐ về BHXH. Đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt những đơn vị cố tình vi phạm Luật BHXH và cũng đề xuất khen thưởng những đơn vị, DN điển hình trong việc thực hiện tốt công tác BHXH.
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Bảo hiểm xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
Trong quá trình triển khai và thực hiện BHXH huyện Phú Vang đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Trong đó công tác thu là một điển hình. Đơn vị đã chủ động trong công tác thu BHXH và có những biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Số thu luôn vượt chỉ tiêu thu của
BHXH tỉnh giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước góp phần tích cực vào việc tăng trưởng quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. BHXH huyện Phú Vang triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. BHXH huyện đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, gửi thông báo đối chiếu cuối tháng, mỗi quý đến người sử dụng lao động và các đơn vị sử dụng lao động để hạn chế sự phát sinh nợ kịp thời. Đơn vị đã chủ động trong công tác thu BHXH và có những biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Công tác công nghệ thông tin được đơn vị thường xuyên chú trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng các mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Các tiến bộ khoa học về phần mềm tin học được áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện giải quyết nghiệp vụ hàng ngày một cách chính xác, kịp thời, đem lại hiệu quả cao, đáp ứng một cách tốt nhất quyền lợi cho đối tượng.
Có được những kết quả trên là do BHXH huyện Phú Vang đã biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành liên quan trong huyện, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ mối quan hệ ba bên giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, tạo sự phối hợp đồng bộ kịp thời trong việc tổ chức thu, nộp và giải quyết chế độ chính sách BHXH thực hiện đúng điều lệ BHXH cùng các văn bản quy định về quản lý thu BHXH.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát được cơ sở lý luận về công tác thu BHXH bắt buộc. Tập trung chính của chương là đi tìm hiểu muốn hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc thì chú trọng các vấn đề: đối tượng, mức thu, phương thức thu; quy trình thu; công tác quản lý tổ chức thu; lập và thực hiện kế hoạch thu; thanh tra kiểm tra việc thu BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc để làm cơ sở giúp tác giả đi vào phân tích thực trạng ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
2.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nam Đông 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nam Đông
2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý: Huyện Nam Đông được tách ra từ huyện Phú Lộc vào tháng 10/1990, theo Quyết định 345/HĐBT ngày 29/09/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Có tổng diện tích tự nhiên khoảng 647,78 km2, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã (Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hòa, Thượng Lộ, Hương Giang, Thượng Nhật, Hương Hữu, Hương Sơn, Thượng Long, Thượng Quảng) và 1 thị trấn (Khe Tre). Có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc + Phía Tây giáp huyện A Lưới
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng + Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.
- Địa hình rừng núi có nhiều hang động, bị chia cắt bởi hệ thống núi non và khe suối, do vậy vùng miền núi Nam Đông có một vị trí chiến lược rất quan trọng, nơi đây là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. rong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành ở Trung ương, của tỉnh, đồng bào các dân tộc huyện Nam Đông đã ra sức nổ lực xây dựng huyện nhà, đưa nền kinh tế ngày càng tăng trưởng khá; sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đã được giữ gìn và phát huy; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có bước cải thiện, định canh định cư đi vào thế ổn
định, bộ mặt nông thôn mới được hình thành và ngày càng đổi thay; chính trị được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững.
2.1.1.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số: Huyện Nam Đông gồm 11 đơn vị hành chính bao gồm 10 xã và 1 thị trấn. Năm 2016 dân số trung bình 26.258 người, mật độ dân số 41 người/km2. Các đơn vị cấp xã có mật độ dân số cao: Thị trấn Khe Tre có mật độ dân số 887 người/km2, xã Hương Hòa có mật độ dân số 228 người/km2, xã Hương Giang có mật độ dân số 193 người/km2, xã Hương Hữu có mật độ dân số 296 người/km2. Các xã có mật độ dân số thấp: xã Thượng Lộ là 12 người/km2, xã Thượng Quảng là 14 người/km2, xã Thượng Nhật là 20 người/km2. Trong đó dân tộc thiểu số 11.685 người, chiếm 44,5% tổng dân số.
Bảng 2.1: Tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Nam Đông tính đến năm 2016
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đông)
STT Chỉ tiêu Diện tích Dân số Mật độ dân số (người/km2) Số lượng (km2) Kết cấu (%) Số lượng (người) Kết cấu (%) 1 Thị Trấn Khe Tre 4.31 0.67 3,821 14.55 886.54 2 Xã Hương Phú 79.57 12.28 3,360 12.80 42.23 3 Xã Hương Lộc 65.7 10.14 2,328 8.87 35.43 4 Xã Hương Hòa 10.84 1.67 2,473 9.42 228.14 5 Xã Hương Sơn 43.6 6.73 1,443 5.50 33.10 6 Xã Hương Giang 7.61 1.17 1,471 5.60 193.30 7 Xã Hương Hữu 10.02 1.55 2,962 11.28 295.61 8 Xã Thượng Lộ 106.47 16.44 1,292 4.92 12.13 9 Xã Thượng Long 50.66 7.82 2,716 10.34 53.61 10 Xã Thượng Nhật 113.78 17.56 2,248 8.56 19.76 11 Xã Thượng Quảng 155.22 23.96 2,144 8.17 13.81 Tổng bình quân 647.78 100.00 26,258 100.00 40.54
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế
Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đông từ năm 2014 đến 2016
STT Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng) Tổng số Trong đó Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng TM&DV Tổng số Trong đó: công nghiệp 1 Năm 2014 1,024,370 398,820 393,300 123,300 232,250 2 Năm 2015 1,154,998 429,475 445,120 143,120 280,400 3 Năm 2016 1,319,948 479,448 495,000 165,000 345,500 Tốc độ tăng bình quân (%) 13.52 9.66 12.19 15.68 21.97
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông)
- Tăng trưởng kinh tế:
Từ năm 2014-2016, giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế của huyện liên tục tăng; Giá trị sản xuất của huyện đã tăng từ 1.024.370 triệu đồng năm 2014 lên 1.319.948 triệu đồng năm 2016 (tăng gấp 1,29 lần so với năm 2014).
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 13,52%/năm.Trong đó, ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 9,66%; công nghiệp xây dựng tăng 12,19%; ngành dịch vụ thương mại tăng 21,97%. Công nghiệp phát triển theo 2 hướng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân 21,97% trong đó các ngành dịch vụ quan trọng như bưu chính - viễn thông, giao thông - vận tải có tốc độ phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và doanh nghiệp.
GTSX từ công nghiệp lớn nhất với 495.000 triệu đồng chiếm 37,50% GTSX, nông nghiệp với 479.448 triệu đồng chiếm 36,32% GTSX của toàn huyện năm 2016. Vì vậy công nghiệp xây dựng và nông lâm nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện.
Biểu đồ 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm giữa khu vực nông nghiệp, công nghiệp và