- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định; Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của
2.3.2. Lĩnh vực tư pháp
Là một quận mới của Thủ đô Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều cụm dân cư mới được hình thành, có cơ cấu dân số tẻ, hạ tầng đô thị hiện đại, hệ thống giao dục đào tạo tiên tiến, nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng lớn của Thủ đô và đất nước nên thu hút ngày càng nhiều dân
tượng là người nước ngoài, nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.. làm cho nhu cầu về công tác đăng ký hộ tịch, công tác chứng thực trong những năm gần dây tăng lên nhanh chóng.
Với nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, đặt trong sự tác động của việc hội nhập quốc tế toàn diện, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy luôn quan tâm chỉ dạo, lãnh đạo và điều hành công tác đăng ký hộ tịch, công tác chứng thực.
Đặc biệt, Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2016 đã cải tiến mô hình quản lý và đăng ký hộ tịch theo hướng tập trung việc đăng ký hộ tịch theo 2 cấp là cấp xã và cấp huyện. Quy định một số nội dung mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, hiện đại gắn kết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.
Đây là lần đầu tiên có văn bản ở tầm Luật điều chỉnh riêng lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch sau hơn 60 năm thực hiện bằng văn bản dưới luật (các Nghị định của Chính phủ; Thông tư liên tịch, Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ), là bước hoàn thiện khá cơ bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ tịch của Việt Nam. Đồng thời, Luật Hộ tịch cũng có ý nghĩa đột phá, “cách mạng” với nhiều quy định hoàn toàn mới. Luật Hộ tịch tạo nền móng cho việc sử dụng phương thức quản lý dân cư hiện đại đã áp dụng ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc cấp Số định danh cá nhân ngay khi đăng ký và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em. Các quy định tập trung vào việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch, xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, đồng thời kết nối, cung cấp thông tin đầu vào cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới đổi mới, áp dụng phương thức đăng ký hộ tịch tiên tiến (đăng ký trực tuyến mọi cấp độ, cá nhân có yêu
cầu đăng ký hộ tịch có thể thực hiện yêu cầu đăng ký của mình tại nhà hay tại bất cứ đâu).
Luật cũng quy định quản lý tập trung, thống nhất thông tin cá nhân, là cơ sở để cung cấp thông tin cho các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ người dân, bao gồm những thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch và các lĩnh vực khác. Từ việc cấp số định danh cá nhân và sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, tất cả thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng, các lĩnh vực khác liên quan đến người dân nói chung sẽ được đơn giản tới mức tối đa, người dân không phải nộp, xuất trình nhiều loại giấy tờ chứng minh tình trạng nhân thân như hộ khẩu, chứng nhận kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn… khi làm thủ tục hành chính, chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân có ghi số định danh cá nhân, bởi tất cả thông tin đã được cập nhật gắn liền với số định danh của cá nhân đó. Đồng thời, thời gian thực hiện thủ tục hành chính sẽ được rút ngắn đáng kể, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho cả cơ quan Nhà nước và người dân.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn thách thức
Một là, về nhận thức, không chỉ trong công tác tư pháp mà trong các công tác quản lý nhà nước khác, mọi vấn đề có liên quan đến yếu tố nước ngoài từ trước đến nay, đều do cấp tỉnh giải quyết vì thế trong nếp nhận thức nhất là nhận thức của cấp xã phường, tâm lý e ngại giải quyết vấn đề có yếu tố nước ngoài là một trở ngại không nhỏ, nhất là trong điều kiện các công việc khác hiện đang làm hàng ngày không hỗ trợ được công tác này.
Hai là, vấn đề được Ủy ban nhân dân cấp huyện quan tâm nhiều nhất chính là việc tiếp nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Hầu hết các địa phương đều lo lắng về yêu cầu trình độ ngoại ngữ của cán bộ, những quy định về phỏng vấn, hay không có sự hỗ trợ đồng bộ từ các cơ quan
quan…), những bỡ ngỡ ban đầu khi thực hiện nhiệm vụ mới… Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016) đã quy định tương đối cụ thể và thuận lợi cho cán bộ hộ tịch cấp huyện, giảm tối đa quy trình thủ tục như: Về vấn đề phỏng vấn kết hôn có yếu tố nước ngoài không phải được thực hiện trong mọi trường hợp mà chỉ khi “căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý nhà nước” (khoản 3 Điều 31); bên cạnh đó, hồ sơ, giấy tờ có yếu tố nước ngoài thì trên thực tế tất cả các giấy tờ này đều được dịch ra tiếng Việt, hợp pháp hóa lãnh sự và có chứng thực hợp lệ nên không nhất thiết yêu cầu công chức hộ tịch phải học ngoại ngữ;khi giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì trong giai đoạn đầu, đối với địa phương nào có nhiều việc, chắc chắn cũng sẽ có những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, nhưng theo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ tư pháp, Cục đã lưu ý các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Tư pháp có thể biệt phái cán bộ xuống huyện một thời gian, khi nào ở cấp huyện làm tốt thì rút người lên hoặc tăng cường tập huấn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện.
Mặc dù vậy, đối với thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cũng đã có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này. Có nhiều ý kiến ủng hộ quy định bỏ thủ tục phỏng vấn như trong Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, coi đây là “bước cải cách mạnh mẽ”, hướng tới bảo đảm quyền công dân, quyền con người trong việc thực hiện kết hôn, tránh được hình thức, phiền hà cho người dân. Quan điểm này cho rằng, việc triển khai quy định phỏng vấn có nhiều bất cập và dễ nảy sinh tiêu cực, theo phản ánh của nhiều địa phương, đây là thủ tục nặng về hình
thức, thực tế, hãn hữu mới có trường hợp kết hôn bị từ chối thông qua kết quả phỏng vấn, mục đích phỏng vấn lại rất rộng, vượt ngoài khả năng hiểu biết của cán bộ làm công tác hộ tịch, bởi ngoài việc đánh giá mức độ hiểu biết hoàn cảnh gia đình, cá nhân của nhau, phỏng vấn còn để đánh giá mức độ hiểu biết của các bên về văn hóa, lịch sử, pháp luật, phong tục tập quán… mỗi nước. Chính vì vậy, việc bỏ thủ tục phỏng vấn là hợp lý và cần thiết. Trong khi đó, lại có quan điểm không đồng tình, còn băn khoăn về việc bỏ thủ tục phỏng vấn. Bởi theo quy định hiện hành, biện pháp “phỏng vấn” lại được xem như một “rào cản pháp lý” nhằm góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài và bảo vệ quyền lợi của các bên khi kết hôn, việc bỏ thủ tục phỏng vấn có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy, thực tế cũng đã có địa phương đã thực hiện từ chối kết hôn nhiều trường hợp qua phỏng vấn do những cặp này chưa thực sự hiểu về nhau.
Điều kiện và năng lực đội ngũ công chức làm công tác tư pháp hộ tịch ở quận và phường mặc dù đã được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Song, xét về tổng thể, năng lực của tư pháp quận Cầu Giấy, có thể suy ra năng lực của đại đa số cấp quận, huyện trên cả nước, chỉ đủ bảo đảm tốt cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ như hiện tại. Việc tăng thêm yếu tố nước ngoài vào công vụ đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về chất từ chuyên môn nghiệp vụ đến kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp; sự am hiểu không chỉ Luật Hộ tịch mà còn các quy định pháp luật liên quan. Đây là một trở ngại lớn đối với cán bộ hộ tịch, hơn nữa nhiệm vụ giao cho phòng Tư pháp và công chức tư pháp hộ tịch rất nhiều.
Ba là, về các điều kiện bổ trợ, phối hợp. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch tại phòng tư pháp và phường chưa được trang bị đầy đủ, thống nhất. Chúng ta biết rằng, để giải quyết việc đăng ký hộ tịch có
quan (công an, ngoại vụ, công chứng, dịch thuật, sứ quán...) và đồng bộ với các cơ quan giải quyết việc có liên quan đến nước ngoài.
Bốn là, Luật Hộ tịch năm 2014 quy định phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài;thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước, xác định lại dân tộc, trừ việc đăng kýkhai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký các việc hộ tịch còn lại.
Việc phân cấp thẩm quyền cho chính quyền địa phương, ngoài việc giúp người dân tiết kiệm thời gian và thuận lợi trong thực hiện thủ tục, thì cũng sẽ tạo cho chính quyền địa phương chủ động hơn, phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương, tránh chồng chéo thẩm quyền, giúp chính quyền gần dân hơn, nắm chắc một cách toàn diện công tác hộ tịch tại địa phương bảo đảm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép. Nhiệm vụ được chuyển giao nhiều, nhiều việc không thể giải quyết ngay mà cần phải xác minh, thụ lý trong nhiều ngày, trong khi đó, sẽ là mâu thuẫn nếu công tác cán bộ không được giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bảng 2.1: Kết quả giải quyết thủ thục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy trong một số lĩnh vực cụ thể năm 2014, 2015
Năm 2014
HS đã HS đã Số hồ sơ
TT Lĩnh vực tiếp giải giải quyết
nhận quyết quá hạn
01 Đăng ký kinh doanh 1891 1891 0
02 Lao động, Thương binh và xã hội 1048 1048 0
03 Tư pháp 10786 10786 20
04 Cấp phép xây dựng 1012 924 0
05 Tài nguyên môi trường 4151 3997 113
Năm 2015
Số hồ sơ
TT Lĩnh vực HS đã HS đã giải giải
tiếp nhận quyết quyết quá hạn
01 Đăng ký kinh doanh 2603 2603 0
02 Lao động, Thương binh và xã hội 1785 1770 6
03 Tư pháp 11524 11474 35
04 Cấp phép xây dựng 1632 1598 18
05 Tài nguyên môi trường 1395 1298 68