Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định; Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về cơ chế “một cửa”

Nhìn nhận một cách khách quan thì tính ổn định và đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống thể chế mà chúng ta đang áp dụng hiện nay chưa cao, nhất là các quy định trọng các lĩnh vực đất đai, xây dựng, tư pháp. Thủ tục hành chính do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành còn phức tạp, gây phiền hà cho việc thực hiện của cấp dưới. Tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề (như: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiện hành ở nước ta. Việc xây dựng văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau phải được thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi. Tránh tình trạng văn bản luật thì cho phép nhưng xuống đến văn bản hướng dẫn thi hành luật lại không cho

phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp.

Thực chất của cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” chính là cơ chế thực hiện thủ tục hành chính. Khi đã có Luật thủ tục hành chính thì đòi hỏi cũng phải nâng cao giá trị pháp lý của văn bản điều chỉnh cách thức thực hiện thủ tục hành chính cho tương xứng với qui định về cách thức thực hiện thủ tục hành chính. Hơn nữa, qua thời gian thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước đã khẳng định tính đúng đắn, chắc chắn của hai cơ chế này nên cần thiết phải được qui định ở một văn bản pháp lý có vị trí cao hơn văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý và tính thống nhất trong thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông; đồng thời Nghị định này sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ hơn cho

việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại địa phương, bao gồm: quy định rõ các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông; các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, cán bộ, công chức, tài chính, cơ chế, chính sách và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”. Các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi, đòi hỏi cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước cũng cần phù hợp, tương xứng với sự thay đổi của các quan hệ xã hội đó, do vậy cần phải nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông.

Hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là những văn bản pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành rất nhiều nhưng vẫn còn thiếu, phân tán, manh mún, chưa có sự hoàn chỉnh thống nhất. Do đó, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tạo nên sự quản lý thống nhất, chặt chẽ là hết sức cần thiết. Chỉ

ngành điều chỉnh nhưng không có quy định khác thì mới áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp chung. Bởi vậy, để hoàn thiện được pháp luật về cơ chế “một cửa”, cần có sự thống nhất về trình tự, thủ tục đồng bộ với nội dung trong các luật chuyên ngành.

Tình trạng phân cấp trong quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo. Việc quy định không rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều cấp, ngành cùng tham gia quản lý một lĩnh vực, dẫn đến nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính, hay một thủ tục hành chính có nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết một công việc. Điển hình như các lĩnh vực cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà, lao động thương binh và xã hội.. phải thực hiện ở nhiều cấp. Bởi vậy cần phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng, không để tình trạng việc địa phương làm tốt, thuận lợi cho nhân dân lại không được trao quyền.

3.2.1.2. Tăng cường năng lực và quan tâm chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức

Công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính nói chung và cán bộ, công chức công tác tại bộ phận “một cửa” nói riêng. Trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố trung tâm và trong cải cách hành chính cũng vậy. Con người là một nhân tố quyết định thành công trong hoạt động quản lý HCNN. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan hành chính cần thực hiện cá giải pháp sau:

Thứ nhất, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc, giao tiếp, ứng xử và kinh nghiệm giải quyết công việc của cán bộ, công chức là giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HCNN, từ đó lấy cơ sở để quản lý chất lượng công việc của đơn vị và của cá nhân. Trước

tiên phải xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” phaair đảm bảo yêu cầu đặc thù tính chất công việc, cần có trọng tâm, trọng điểm và theo chuyên đề như: kỹ năng hành chính; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, kỹ năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và ứng dụng tin học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phải được tổ chức định kỳ một năm/4 đợt và có sự phân bổ hợp lý để tất cả các cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” đều được tham gia đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Thứ hai, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng phù hợp ngành nghề được đào tạo, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao làm việc tại bộ phận “một cửa” để đảm bảo công việc được giải quyết nhanh và thông suốt. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Có cơ chế ràng buộc khen thưởng, kỷ luật, đồng thời khuyến khích, động viên kịp thời đối với cán bộ, công chức có sáng kiến, sáng tạo trong công việc, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, đoàn kết nội bộ làm tăng thêm sức mạnh tập thể.

Thứ ba, quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước. Quan điểm chỉ đạo trong cải cách tiền lương phải gắn hiệu quả công việc với chế độ tiền lương. Hiện nay, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nói chung còn thấp. Đặc biệt là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” cũng vậy, lương và phụ cấp của họ chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi họ phải đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi họ phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn. Cán bộ, công chức làm việc tại

chính của tổ chức, công dân đều phải thông qua bộ phận này. Chế độ tiền lương và phụ cấp không được chi trả hợp lý, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, thái độ và tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được giao. Đồng thời, đây còn là mầm mống của các biểu hiện tiêu cực, cửa quyền, tham nhũng, hạch sách tổ chức, công dân, doanh nghiệp khi đến liên hệ công tác. Do vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có cơ chế, chính sách tiền lương phụ cấp trách nhiệm hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung, và các bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nói riêng để đảm bảo nhu cầu của họ có thể sống bằng lwowg và giúp họ yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để giải pháp này mang lại hiệu quả, mỗi cán bộ, công chức tại bộ phận “một cửa” cần phát huy hết khả năng của mình trong lao động sáng tạo và tinh thần đoàn kết hợp tác, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của các cấp lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)