Xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo tiểu vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 116 - 119)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo tiểu vùng cảnh quan

Qua kết quả điều tra, khảo sát các mô hình kinh tế trên địa bàn nghiên cứu, nhận thấy mô hình kinh tế trang trại và nông hộ là phù hợp với điều kiện của lãnh thổ và mang lại hiệu quả cao. Do vậy, cần nghiên cứu áp dụng và xây dựng và các mô hình kinh tế hợp lý ở từng tiểu vùng CQ để khai thác tối đa tiềm năng tự nhiên của các loại CQ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng nhƣ BVMT cho toàn huyện.

3.2.2.1. Các mô hình kinh tế tiêu biểu ở huyện Sơn Hòa

a. Mô hình kinh tế trang trại

Từ kết quả điều tra, khảo sát trên địa bàn huyện cho thấy mô hình kinh tế trang trại đang rất đƣợc chú trọng phát triển. Trong đó, tiêu biểu là trang trại của ông Lê Đức Đoàn thuộc tiểu vùng CQ núi thấp tại thôn Hòa Bình, xã Sơn Định. Cấu trúc mô hình trang trại là: Vƣờn - rừng (V - R), gồm: Vƣờn đồi: Có diện tích 12 ha, trồng sắn 5 ha, trồng mía 4 ha, trồng cao su 3 ha, cao su đang trong giai đoạn thu mủ; Rừng: Có 30 ha diện tích trồng keo.

Mỗi năm gia đình ông thu đƣợc giá trị sản xuất khoảng 829 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí vật chất và thuê mƣớn công lao động khá cao, khoảng 487 triệu đồng. Công lao động gia đình ít, chỉ 1 - 2 ngƣời, chủ yếu là công quản lý. Do vậy, gia đình ông thu đƣợc giá trị gia tăng là 342 triệu/năm (theo giá hiện hành). Với mức thu hằng năm nhƣ vậy đã giúp gia đình ông đảm bảo cuộc sống và nuôi hai con đang học đại học.

b. Mô hình kinh tế hộ gia đình

Hiện nay, công tác khuyến nông, khuyến lâm đều đƣợc các địa phƣơng trên địa bàn huyện chú trọng. Qua các lớp tập huấn, ngƣời dân đã đƣợc tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh tế hộ gia đình. Nhờ vậy, năng suất và sản lƣợng ngày càng cao, nhiều hộ gia đình đã

Văn Vinh tại thôn Tân Phú, xã Suối Bạc thuộc tiểu vùng CQ đồi cao. Cấu trúc mô hình nông hộ là: Vƣờn - chuồng - rừng (V - C - R), gồm: Vƣờn: Diện tích 4 ha, trồng mía 3 ha, trồng đậu đỏ 1 ha; Chuồng: Nuôi 20 con heo rừng lai, thức ăn chủ yếu là cỏ và các loại rau trồng tại vƣờn nhà, tận dụng cỏ vƣờn rừng, thân cây đậu; Rừng: Có diện tích 2 ha trồng keo.

Gia đình có 3 công lao động, tuy chi phí vật chất và thuê mƣớn công lao động khá cao nhƣng mỗi năm gia đình ông vẫn có giá trị sản xuất thu đƣợc khoảng 266 triệu đồng.

Có thể khẳng định rằng mô hình kinh tế trang trại và mô hình kinh tế hộ gia đình là mô hình phù hợp đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở huyện Sơn Hòa. Các mô hình này đã giúp ngƣời dân khai thác tối đa tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ, mang lại hiệu quả về mặt KT - XH - MT, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

3.2.2.2. Đề xuất các mô hình kinh tế theo tiểu vùng cảnh quan

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc, chức năng và tập quán sản xuất của ngƣời dân tại từng tiểu vùng CQ trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đề xuất hƣớng sử dụng tổng quát và một số mô hình kinh tế sinh thái cụ thể cho 4 tiểu vùng CQ nhƣ sau:

- Tiểu vùng CQ núi trung bình: Do đặc trƣng địa hình có độ cao lớn

nên chức năng chính của tiểu vùng này là phòng hộ. Ở đây không phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình mà nên chú trọng công tác tổ chức quản lý, phục hồi, bảo vệ rừng tự nhiên để BVMT và bảo tồn các nguồn gen quý.

- Tiểu vùng CQ núi thấp: Diện tích rừng tự nhiên tƣơng đối lớn, vùng

núi và các khu rừng đặc dụng còn nhiều rừng giàu. Đặc biệt là rừng giàu ở vƣờn quốc gia Krông Trai. Nơi đây, hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng với nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cho nghiên cứu khoa học, tham quan, tìm hiểu nên cần đƣợc bảo tồn nghiêm ngặt. Đồng thời, nên phát

triển nông - lâm kết hợp với việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp làm phƣơng thức sản xuất, khai thác chủ yếu nhằm phát triển kinh tế một cách hiệu quả mà không làm suy giảm các loại tài nguyên ảnh hƣởng đến môi trƣờng của tiểu vùng này.

Mô hình đƣợc đề xuất là trồng rừng thuần nhất (R) để phủ xanh đất trống đồi trọc và mô hình trồng rừng - vƣờn (R - V), trồng rừng xen các loại cây CNDN, cụ thể nhƣ sau:

+ Mô hình trồng rừng thuần nhất (R): Trồng rừng keo lai, xà cừ, vừa

khai thác kinh tế vừa phủ xanh đất trống đồi trọc.

+ Mô hình rừng - vườn kết hợp (R - V): Tận dụng diện tích trồng rừng

để trồng xen các loại cây ăn quả nhƣ chuối, cam, bơ,... Việc trồng xen giữa các loại cây ăn quả thân gỗ, cây CNDN, cây CNNN với rừng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng chống xói mòn rửa trôi.

- Tiểu vùng CQ đồi cao: Chức năng kinh tế và phòng hộ, với mô hình

(R - V - C), kết hợp bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng sản xuất (keo lai, bạch đàn, xà cừ), mở rộng ao nuôi cá kết hợp với thủy lợi nhỏ để chủ động tƣới tiêu, chăn nuôi bò, trồng xen cây CNDN và cây ăn quả.

- Tiểu vùng CQ đồi thấp: Chức năng của tiểu vùng này là phát triển

kinh tế nên việc xây dựng mô hình kinh tế cần chú trọng đến các cây, con có khả năng đƣa lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình đƣợc đề xuất cụ thể là:

+ Mô hình trồng thuần nhất: Chuyên canh cây CNNN và các loại cây

ăn quả nhƣ chuối, mít, dứa.... Đây là mô hình thuần nhất nhƣng lại đa dạng, phức tạp về loại và cơ cấu cây trồng, nên đầu tƣ thâm canh theo chiều sâu, coi trọng công tác chọn giống, nƣớc tƣới và phân bón.

+ Mô hình vườn - chuồng - rừng (V - C - R): Trồng các loại cây ăn quả

ngành trồng trọt. Vƣờn chủ yếu là vƣờn nhà có diện tích nhỏ, cây trồng ở đây nên bố trí các loại cây ăn quả nhƣ xoài, mít, ổi, dừa... để đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Ngoài ra có thể trồng thêm các loại cây hoa màu nhƣ rau, đậu,... cung cấp thực phẩm hằng ngày và thức ăn cho chăn nuôi.

Tuy nhiên, ở tiểu vùng này mật độ dân cƣ đông đúc nên khi xây dựng mô hình cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 116 - 119)