Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.1.Quan điểm nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo, giữ vai trò là kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu địa lý mà các đối tƣợng nằm trong tổng hòa các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Quan điểm tổng hợp đặt ra và yêu cầu cho các nhà nghiên cứu phải nhìn nhận sự vật, hiện tƣợng trong lớp vỏ địa lý đều có quan hệ tƣơng tác với nhau theo những quy luật vận động phức tạp.

Quan điểm tổng hợp đƣợc vận dụng để nghiên cứu đồng bộ toàn diện các yếu tố thành tạo CQ huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Đánh giá CQ không chỉ là đánh giá các nhân tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) mà còn quan tâm đến các hoạt động của con ngƣời trong lãnh thổ của huyện. Do vậy, luận văn phải nghiên cứu đầy đủ các ĐKTN và CQ của lãnh thổ. Mặt khác, khi đề xuất định hƣớng SDHL - ĐKTN cũng cần xem xét tổng hợp các phƣơng án lựa chọn để đƣa ra kiến nghị phù hợp nhất.

Nhƣ vậy, có thể thấy quan điểm tổng hợp sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, cho phép giải quyết vấn đề một cách toàn diện, đa chiều. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đề xuất sử dụng hợp lý ĐKTN của lãnh thổ nghiên cứu cho phát triển nông - lâm nghiệp theo hƣớng bền vững.

1.3.1.2. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học phổ biến và cơ bản trong tiếp cận mọi vấn đề, đặc biệt là trong nghiên cứu địa lý. Cơ sở của quan điểm này là mỗi một địa tổng thể bao gồm các bộ phận tạo thành một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực hở và tự cân bằng. Mỗi hệ thống gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn nhƣng bản thân địa hệ đó lại là một cấp

đơn vị nhỏ của của một hệ thống lớn hơn trong cả phân loại CQ, xây dựng bản đồ CQ và phân chia tiểu vùng CQ của huyện.

Vận dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu, cho thấy CQ huyện Sơn Hòa là một bộ phận cấp dƣới trong hệ CQ tỉnh Phú Yên. Khi phân tích các hợp phần và các ĐKTN trên lãnh thổ huyện Sơn Hòa sẽ làm sáng tỏ đặc điểm CQ và phân hóa tự nhiên theo quy luật ở các cấp phân vị (phân loại và phân vùng CQ). Do vậy, trong đánh giá CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp huyện Sơn Hòa nhất thiết phải chú trọng đến quan điểm hệ thống trong cả phân loại CQ, xây dựng bản đồ CQ và phân chia tiểu vùng CQ của huyện.

1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ

Mọi sự vật, hiện tƣợng địa lý đều có sự phát sinh và phát triển trên một lãnh thổ nhất định. Ở đó, chúng có sự thống nhất và phân hóa đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết, với các lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên và KT - XH. Quan điểm lãnh thổ gắn liền và làm sáng tỏ quan điểm hệ thống. Bởi lẽ CQ ở bất cứ cấp độ nào, quy mô nào cũng thuộc một lãnh thổ nhất định mà bản thân CQ đó là một bộ phận vừa mang tính hệ thống độc lập, vừa có mối quan hệ với hệ thống lãnh thổ cấp trên nó.

Vận dụng quan điểm lãnh thổ giúp luận văn xác định đúng đắn không gian nghiên cứu, phạm vi từng đơn vị CQ và các tiểu vùng CQ lãnh thổ huyện Sơn Hòa, xác định mối quan hệ tƣơng đồng hoặc khác biệt của các loại CQ với lãnh thổ xung quanh nhằm đƣa ra định hƣớng sử dụng ĐKTN và từng loại CQ sát với yêu cầu thực tiễn địa phƣơng, phát huy đƣợc lợi thế của toàn lãnh thổ nghiên cứu.

1.3.1.4. Quan điểm lịch sử và phát triển bền vững

Mỗi một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên và CQ đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi theo thời gian. Trong nghiên cứu, đánh giá CQ cho

ĐKTN, CQ và đặc trƣng sinh thái CQ trên địa bàn nghiên cứu, giúp dự báo xu thế phát triển của CQ trong tƣơng lai, xác định các vấn đề tài nguyên và sinh thái môi trƣờng nảy sinh trong quá trình khai thác lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Luận văn chú trọng đến các mục tiêu bền vững, đề xuất các mô hình phát triển nông - lâm nghiệp cũng nhƣ kiến nghị khai thác tiềm năng tự nhiên không chỉ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà còn chú trọng đến ổn định xã hội, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân, chú ý đến các vấn đề môi trƣờng, hạn chế đến mức tối thiểu làm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng, nhất là môi trƣờng sản xuất nông nghiệp. Điều này thể hiện qua việc xây dựng nội dung các bảng khảo sát và tiêu chí trong các câu hỏi điều tra mà đề tài luận văn đã thực hiện (phụ lục 6 và 7)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)