6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CẢNH QUAN
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Sơn Hòa nằm về phía Tây của tỉnh Phú Yên, cách thành phố tỉnh lỵ Tuy Hòa 65km về phía Đông, có tọa độ địa lí từ 13000’VB - 13023’VB và 108045’KĐ - 109009’KĐ; đƣợc giới hạn:
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Xuân.
- Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Phú Hoà và huyện Tuy An.
- Phía Tây giáp huyện Krông Pa thuộc tỉnh Gia Lai với ranh giới là sông Cà Lúi.
- Phía Nam giáp huyện Tây Hòa và huyện Sông Hinh với ranh giới là sông Ba (hình 2.1 và hình 2.2).
Với vị trí này, địa bàn huyện Sơn Hòa nằm trên trên quốc lộ 25 nối liền các tỉnh Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ. Sơn Hòa có những điều kiện ĐLTN đặc trƣng và độc đáo của một huyện miền núi. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, có nhiều loại đất, ĐKTN và TNTN phân hóa đa dạng, phức tạp tạo ra nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển nền kinh tế nông - lâm nghiệp theo hƣớng hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh Phú Yên nói chung và sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện nói riêng.
Huyện Sơn Hòa còn có hệ thống giao thông nội và ngoại vùng phát triển (quốc lộ 25, trục dọc miền Tây, đƣờng Đông Trƣờng Sơn đi sát ranh giới về phía Tây) tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện mở rộng giao lƣu và phát KT - XH.
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên (Thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:100.000) Người biên tập: Cao Thị Lệ Viên Người hướng dẫn: PGS.TS. Lương Thị Vân
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên (Thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000) Người biên tập: Cao Thị Lệ Viên
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lương Thị Vân
2.1.1.2. Địa chất
Là một bộ phận gắn liền với khối nền Kon Tum, địa bàn huyện Sơn Hòa cũng có lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và quá trình địa chất kiến tạo phức tạp, tạo nên nền móng vững chắc và diện mạo bề mặt địa hình hiện tại của huyện Sơn Hòa. Thềm địa chất huyện Sơn Hòa có mặt cắt địa tầng Tiền
Cambri đến Tân Sinh từ Proterozoi (Pz) đến Kainozoi (Kz) tƣơng đồng với nhiều
vùng đồi núi khác thuộc Đông Trƣờng Sơn nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Tuy nhiên, trong phạm vi huyện có các hệ địa tầng điển hình và khác biệt là:
- Hệ Triat - Hệ tầng Mang Yang: Phân bố một phần ở huyện Sơn Hòa, tập trung vùng Sơn Định, Sơn Long, tạo nên nền đáy lót cho các khối phun trào bazan ở các giai đoạn cuối Trung sinh và Tân kiến tạo.
- Hệ Jura: Trong phạm vi huyện Sơn Hòa, đá phun trào Jura phân bố rải rác, nhƣng tập trung nhiều nhất ở vùng thƣợng lƣu phía Tây và Tây Bắc của huyện (từ vùng giáp ranh Sơn Hòa với tỉnh Gia Lai kéo dài đến Krông Pa, Ea Chà Rang, Cà Lúi, Phƣớc Tân, … của Sơn Hòa) [31], [33].
Mặt khác, địa bàn huyện Sơn Hòa còn có hệ thống đứt gãy chủ yếu theo hƣớng là Tây Bắc - Đông Nam và hƣớng Bắc - Nam. Vận động kiến tạo nâng lên và hoạt động phun trào dung nham dọc theo các đứt gãy đã quy định cấu trúc sơn văn, hƣớng nghiêng của địa hình lãnh thổ và sự đa dạng của các kiểu địa hình. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng tạo nên sự phân hóa tự nhiên và CQ của huyện Sơn Hòa [33].
Về thành phần thạch học, vùng đồi núi Sơn Hòa phổ biến các nhóm đá với thành phần thạch học chủ yếu nhƣ sau:
Đá bazan: Đá có nguồn gốc phun trào đƣợc thành tạo do sự nguội lạnh
của khối silicat nóng chảy từ trong đất trồi lên, chủ yếu trong các đứt gãy trong Tân kiến tạo. Đá cứng, có hàm lƣợng SiO2 từ 40 - 52%, đá có màu sẫm, không có thạch anh, fenfat, khoáng vật chủ yếu là Plagioclabazo và Piroxen
rất dễ bị phong hóa. Đá bazan phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp trên địa bàn các xã: Sơn Hội, Cà Lúi, EaChaRang, KrôngPa, Sơn Định, thị trấn Củng Sơn,... Đá bazan là cơ sở hình đất bazan trên địa bàn huyện. Đất này có độ phì cao, rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày.
Đá cát kết: Thuộc loại đá trầm tích phổ biến đƣợc hình thành do sự gắn
kết các hạt cát với nhau, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Thành phần khoáng vật của đá chủ yếu là silic, canxi, sắt và khoáng sét. Đá có màu vàng nhạt hoặc nâu mặt đá thƣờng thô và nhám, chứa hàm lƣợng thạch anh cao. Đá này là cơ sở hình thành loại đất rất nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày mỏng, ít thích hợp cho việc trồng trọt.
Đá phiến sét: Thuộc loại đá trầm tích cơ học gắn kết có tính hỗn hợp,
phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp phía Tây của huyện, tập trung ở các xã nhƣ Cà lúi, EaChaRang,... Đá có thành phần chủ yếu là thạch anh, khoáng sét bị nén ép mạnh nên có cấu trúc hình lớp rõ rệt, đá thƣờng có màu xám và đen. Do là loại đá trầm tích hỗn hợp nên dễ bị phong hóa. Đá phiến sét là cơ sở hình thành đất feralit đồi núi thấp. Đất thƣờng giàu dinh dƣỡng, có thành phần cơ giới nặng, tầng đất khá dày thích hợp cho các loại cây nông nghiệp.
Đá granit: Là loại đá chiếm diện tích lớn nhất có mặt ở hầu hết các xã
thuộc địa bàn huyện. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, mica, thƣờng có màu đỏ vàng hay xám. Đá granit khó bị phong hóa và khi phong hóa hình thành đất có thành phần cơ giới nhẹ, chất dinh dƣỡng kém, nghèo lân và kali, đất dễ bị khô hạn, vì vậy ít thích nghi cho các loại cây trồng.
Sản phẩm bồi tụ: Có nguồn gốc chủ yếu là phù sa của sông, suối bồi
đắp. Phân bố dọc hai bên các con sông Cà Lúi, sông Lam, sông Tha,... Các sản phẩm bồi tụ rất đa dạng, bao gồm nhiều loại từ đá tảng đến cát sỏi, độ mài mòn của chúng không đều nhau. Tuy nhiên, chúng đƣợc phân bố theo quy
càng thô dần. Dƣới tác động của ĐKTN, các đá này bị phong hóa bở rời. Sau đó nhờ dòng nƣớc mang đến địa hình thấp và lắng đọng lại. Đất đƣợc hình thành từ sản phẩm này thƣờng có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao có thể sử dụng cho phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp, nhất là cây lƣơng thực và hoa màu.
Nhƣ vậy, mặc dù huyện Sơn Hòa có diện tích lãnh thổ không lớn nhƣng có sự đa dạng và không đồng nhất về mặt cấu tạo cũng nhƣ địa hình, sự phân hóa không gian của đá mẹ. Đó là tiền đề tạo nên tính đa dạng của địa hình và các loại đất, góp phần tạo thành các loại CQ trên địa bàn huyện.
2.1.1.3. Địa hình
Huyện Sơn Hòa nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng núi - cao nguyên ở phía Tây và vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông nên địa hình rất phức tạp. Thuộc địa bàn huyện, diện tích đồi núi chiếm đến 77% DTTN toàn huyện. Xen giữa diện tích đồi núi là các bình nguyên và thung lũng nhỏ hẹp. Địa hình toàn huyện nhìn chung thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Qua tham khảo các tài liệu [10], [31], [33], kết hợp nghiên cứu thực địa, nhận thấy lãnh thổ nghiên cứu có các dạng địa hình chính nhƣ sau:
- Địa hình núi trung bình:
Đây là dạng địa hình chiếm diện tích khá lớn trong DTTN của toàn huyện (khoảng 35%) tập trung ở các xã Sơn Định, Sơn Hội, Phƣớc Tân, Cà Lúi, Ea Chà Rang. Độ cao trung bình phổ biến từ 500m - 800m, đỉnh cao nhất tại xã Phƣớc Tân, cao 1.108 m. Độ dốc địa hình khá lớn, trung bình từ 20 - 250. Thuộc dạng địa hình này có núi cao xen kẽ thung lũng nhỏ hẹp, bề mặt bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, nhất là trong mùa mƣa. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trên địa bàn này tƣơng đối khá, đất đai đƣợc sử dụng nhiều vào phát triển lâm nghiệp. Do vậy, đây là khu vực có vai trò quan
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên (Thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000) Người biên tập: Cao Thị Lệ Viên
Hướng dẫn biên tập: PGS.TS. Lương Thị Vân
trọng trong việc bảo vệ nguồn nƣớc, giữ đất và giữ cân bằng sinh thái của toàn vùng.
- Địa hình đồi và núi thấp xen kẽ thung lũng:
Dạng địa hình này chiếm diện tích lớn nhất trong tổng DTTN toàn huyện (khoảng 37%), phân bố chủ yếu ở các xã Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định. Độ cao trung bình phổ biến từ 200 - 500m, độ dốc bình quân từ 150
- 200, địa hình lƣợn sóng bị chia cắt nhẹ bởi các dãy đồi và thung lũng xen kẽ đồng bằng, lớp phủ thực bì còn ít nên đất ở đây dễ bị rửa trôi, tầng dày mỏng.
- Địa hình đồng bằng:
Là dạng địa hình thấp và khá bằng phẳng tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Hà, thị trấn Củng Sơn, Sơn Nguyên, Suối Bạc,... Dạng địa hình này chiếm khoảng 28% DTTN của toàn huyện. Độ cao trung bình của địa hình từ 100 - 200m, độ dốc phổ biến dƣới 80. Hầu hết dạng địa hình này phân bố dọc theo sông Ba và các nhánh nhƣ Cà Lúi, sông Lam, sông Tha,... nên đất đai ở đây khá màu mỡ, hằng năm đƣợc bồi tụ phù sa và đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới tiêu, điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, đất đai đƣa vào sử dụng có hiệu quả (hình 2.3).
2.1.1.4. Khí hậu
Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình, khí hậu huyện Sơn Hòa có những nét đặc thù riêng và diễn biến khá phức tạp. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trƣờng Sơn, vừa chịu ảnh hƣởng hoàn lƣu tín phong, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Nam Á. Có thể khẳng định khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đối với sự hình thành đất nói riêng và chiều hƣớng phát triển của CQ huyện Sơn Hòa nói chung.
Các đặc trƣng về khí hậu của hậu của huyện đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố nhƣ sau:
- Nhiệt độ (0C):
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 22 - 250
C đối với những vùng có độ cao dƣới 200m. Tháng I có nhiệt độ giảm xuống thấp nhất với nhiệt độ 20,20
C, tháng VII nóng nhất nhiệt độ 27,90C. Ở những vùng núi cao từ 500m trở lên, nhiệt độ trung bình giảm 0,60
C/100m theo quy luật đai cao. Do vậy, mùa hè ở khu vực đồi núi huyện Sơn Hòa khá mát mẻ, nhất là ở Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định... nơi có địa hình khá cao, thảm thực bì dày đã tạo nên nhiều CQ đẹp, tiềm năng du lịch lớn.
- Lượng mưa:
Huyện Sơn Hòa có lƣợng mƣa trung bình năm lớn khoảng 2.275 mm/năm và phân bố không đều qua các tháng trong năm. Số ngày mƣa trung bình khoảng 130 - 150 ngày, tập trung chủ yếu trong mùa mƣa, diễn ra từ tháng VIII đến tháng XII trong năm, lớn nhất vào tháng X (hơn 660mm). Do lƣợng mƣa lớn và tập trung nên thƣờng gây lũ lụt ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và cuộc sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, nhờ vị trí địa lý và độ cao địa hình, trong các tháng mùa khô, Sơn Hòa vẫn có lƣợng nƣớc mƣa tƣơng đối, không hoàn toàn khô kiệt nhƣ một vài địa phƣơng khác thuộc Đông Trƣờng Sơn nhƣ Tuy An, Đồng Xuân,... và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Độ ẩm (%):
Huyện Sơn Hòa có độ ẩm không khí khá cao và tƣơng đối đồng đều trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 81,4%, trung bình cao nhất là 90% (tháng X), thấp nhất là 70% (tháng VII). Trong mùa khô, mặc dù có lƣợng mƣa tƣơng đối, nhƣng vẫn còn ảnh hƣởng của tín phong Đông Bắc và gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nên nhiệt độ các tháng cao, lƣợng bốc hơi lớn, độ ẩm có khi giảm mạnh. Vì vậy, trên địa bàn huyện cũng thƣờng xảy ra thời tiết nắng nóng và khô hạn, ảnh hƣởng đến sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân.
- Lượng bốc hơi (mm):
Do đặc điểm địa hình và các đặc trƣng thời tiết khí hậu, hiện tƣợng bốc hơi nƣớc từ bề mặt đệm trên địa bàn huyện Sơn Hòa khá lớn, lƣợng bốc hơi mùa hè cao hơn mùa đông. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hao hụt lƣợng nƣớc tƣơng đối lớn trên địa bàn huyện. Lƣợng bốc thoát hơi tiềm năng biến động khá mạnh trong năm nhƣng chủ yếu là thời kì mùa hè, tháng có lƣợng bốc hơi lớn nhất là tháng VII (187mm). Trong mùa hè, do lƣợng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa giảm mạnh và độ ẩm thấp nên có thể coi đây là thời kì khô nhất trong năm.
Bảng 2.1. Một số đặc trƣng khí hậu huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Các tháng trong năm Cả
năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ (0C) 20,5 22,5 24,5 26,6 27,5 27,8 27,9 27,4 26,1 24,8 23,3 21,5 25 Lƣợng mƣa (mm) 60 44 48 50 83 91 95 107 319 661 456 261 2275 Độ ẩm (%) 80 82 83 81 79 76 70 80 84 90 87 85 81.4 Lƣợng bốc hơi (mm) 60 52 54 69 126 172 187 181 74 30 76 77 1158 Nguồn: [10] Thời gian Đặc trƣng
- Gió:
Gió thịnh hành trong mùa đông là gió Đông Bắc có nguồn gốc chủ yếu từ tín phong Đông Bắc và một phần của gió mùa Đông Bắc thực thụ với tần suất lớn nhất 30 - 40%, các tháng giữa và cuối mùa gió Đông Bắc có tần suất giảm còn 20%. Ngoài ra, còn có gió Đông Nam với tần suất khoảng 10 - 25% thỉnh thoảng xuất hiện vào các tháng mùa đông.
Mùa hè từ tháng V đến tháng IX, gió thịnh hành nhất thiên về hƣớng Tây có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dƣơng đem lại thời tiết khô nóng (gió Lào). Gió Tây có tầng suất từ 19 - 50%, tần suất lớn nhất trong năm là vào tháng 7 với 50,3%. Cuối mùa hè còn có gió Nam và Đông Nam, bắt nguồn từ Nam Thái Bình Dƣơng, đem lại thời tiết mát mẻ và ẩm hơn.
- Bão và ấp thấp nhiệt đới, dông, sương mù:
Là một bộ phận phía Tây tỉnh Phú Yên, trên địa bàn huyện Sơn Hòa cũng có các dạng thời tiết cực đoan. Hằng năm, huyện Sơn Hòa vẫn chịu ảnh hƣởng của bão và ấp thấp nhiệt đới. Đó là một trong những hiện tƣợng thời tiết rất nguy hiểm, nó không chỉ gây gió xoáy, gió giật rất mạnh trên diện rộng tại các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Sơn Hà,... mà còn gây ra mƣa to trên toàn huyện, hình thành lũ, lụt, ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện thƣờng xảy ra dông. Số ngày có dông trong năm đo đƣợc ở trạm Sơn Hòa là 109,4 ngày. Bên cạnh đó còn có sƣơng mù. Tuy nhiên, số ngày có sƣơng mù trong năm đo đƣợc ở trạm ở Sơn Hòa không nhiều 17,5 ngày [33].
Nhƣ vậy, Sơn Hòa có nền khí hậu nóng ẩm, biên độ nhiệt tƣơng đối nhƣng ít biến động, mƣa ẩm có sự phân hóa theo mùa rõ rệt nhƣng không quá cực đoan. Với những đặc trƣng khí hậu nhƣ trên huyện có nhiều điều kiện
định về nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa giữa hai mùa và các tháng trong năm, đặc biệt là trong thời kỳ mùa khô. Do vậy cần quan tâm và đảm bảo nguồn nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.5. Thủy văn
- Nguồn nước mặt:
Sông ngòi là kết quả của sự tác động giữa yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu và bề mặt đệm. Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi bị chia cắt mạnh và tổng lƣợng mƣa trung bình hằng năm tƣơng đối lớn nên hệ thống sông suối