6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Triển khai thực hiện đề tài đánh giá ĐKTN theo cách tiếp cận CQ, yêu cầu phải trên cơ sở phân tích đƣợc cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của CQ, xác định đặc trƣng, tiềm năng sẵn có và các mối quan hệ tự nhiên của từng đơn vị CQ huyện Sơn Hòa. Trên cơ sở đó đánh giá thích nghi CQ cho các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện kết hợp phân tích hiện trạng sử dụng đất, các định hƣớng phát triển KT - XH và yêu cầu thực tiễn, luận văn đề xuất một số định hƣớng phát triển SDHL cho phát triển nông - lâm nghiệp của huyện nhà. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc tác giả sử dụng để thực hiện đề tài luận văn nhƣ sau:
1.3.2.1. Phương pháp thu thập, hệ thống, xử lí và phân tích số liệu
Đề tài luận văn đã thu thập có chọn lọc các số liệu thống kê về ĐKTN, KT - XH của lãnh thổ huyện Sơn Hòa nhƣ các loại bản đồ, các báo cáo tổng kết, báo cáo quy hoạch tổng thể, nội dung về phƣơng hƣớng, mục tiêu phát
triển.... Đó là các nguồn tƣ liệu, số liệu thứ cấp từ các cơ quan, đơn vị ban ngành: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, UBND huyện Sơn Hòa, Phòng Tài nguyên Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Kế hoạch, Phòng Thống kê huyện Sơn Hòa
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nguồn thông tin số liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua hai đợt khảo sát ngoài thực địa, qua việc đo đếm, tính toán trên bản đồ, qua tham vấn chuyên gia và qua các bảng khảo sát nông hộ.
Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập đƣợc kiểm tra đối chiếu, xử lí, tính toán, thành lập các bảng thống kê, biểu đồ để phân tích, so sánh, đánh giá và đồng bộ hóa, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ cho việc đánh giá.
1.3.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý tự nhiên nói riêng. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu và cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học. Phƣơng pháp bản đồ còn là phƣơng pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố không gian của các phƣơng án đề xuất và quy hoạch sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông lâm - nghiệp. Phƣơng pháp bản đồ đƣợc đề tài luận văn sử dụng trong quá trình nghiên cứu, bắt đầu từ việc nghiên cứu bản đồ hành chính, bản đồ địa hình... nhằm nhanh chóng khái quát khu vực nghiên cứu, vạch ra các tuyến khảo sát cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài (hình 1.2).
Đề tài vận dụng kỹ thuật GIS và phần mềm Mapinfo để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần tự nhiên, biên tập các bản đồ chuyên đề, xây dựng bản đồ CQ và bản đồ đề xuất định hƣớng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp huyện Sơn Hòa.
1.3.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Đây là phƣơng pháp truyền thống và là phuơng pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý, bởi số liệu đƣợc kiểm chứng thực tế sẽ làm cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy và tính thuyết phục cao hơn. Phƣơng pháp này đƣợc đề tài luận văn tiến hành qua các đợt thực địa trên các tuyến và tại các địa điểm tiêu biểu thuộc khu vực của huyện. Trên cơ sở đó, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu thông tin đã thu thập để đƣa vào phân tích, đánh giá.
Theo hình 1.2, các tuyến chủ yếu đã đƣợc tác giả luận văn nghiên cứu và khảo sát sát là:
- Tuyến 1: Xã Sơn Xuân - xã Sơn Long - xã Sơn Định - xã Sơn Hội - xã Sơn Phƣớc - xã Suối Bạc - thị trấn Củng Sơn. Trong tuyến này, các điểm dừng lại khảo sát chính và phỏng vấn số lƣợng nông hộ nhiều nhất là các xã Sơn Định, xã Sơn Hội, xã Suối Bạc.
- Tuyến 2: Thị trấn Củng Sơn - xã Sơn Hà - xã Sơn Nguyên - xã Sơn Xuân. Trong tuyến này, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu và điều tra chủ yếu tại thị trấn Củng Sơn, xã Sơn Nguyên, xã Sơn Xuân.
Việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn hộ nông dân qua phiếu khảo sát nông hộ (phụ lục 6) theo phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn nhằm thu thập thông tin về đời sống, sản xuất, kinh tế của nông dân tại địa phƣơng và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng tiềm năng tự nhiên theo các tiêu chí PTBV trên địa bàn. Những ý kiến và đề xuất của họ cũng là cơ sở quan trọng giúp luận văn có thêm thông tin từ thực tiễn để đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý ĐKTN và các giải pháp thực hiện khả thi cho PTBV nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phú Yên (Thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000) Người biên tập: Cao Thị Lệ Viên
Người hướng dẫn : PGS.TS. Lương Thị Vân
Hình 1.2. Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa chính
Tuyến 1 Tuyến 2
1.3.2.4. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi
Đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là so sánh mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất hay các loại cây trồng với các loại CQ thông qua các chỉ tiêu đã lựa chọn theo nhiều phƣơng pháp khác nhau.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của A.L.Armand (1975) để tính điểm trung bình từng loại CQ cho mục tiêu đánh giá. Bài toán có dạng:
M0 = (1) Trong đó: M0 : Điểm đánh giá của đơn vị CQ.
a1, a2, a3...an : Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n : Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Thang điểm đánh giá bao gồm 4 cấp tƣơng ứng với 4 hạng: Rất thích nghi (S1), thích nghi (S2), ít thích nghi (S3), không thích nghi (N). Mỗi hạng ứng với điểm số nhƣ sau: S1: 3 điểm, S2: 2 điểm, S3: 1 điểm và N: 0 điểm.
Để tính khoảng cách giữa các hạng, luận văn sử dụng công thức tính khoảng cách điểm: D = (2)
Trong đó: D : Khoảng cách điểm giữa các hạng. Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất. Dmin : Điểm đánh giá chung thấp nhất. M : Số cấp đánh giá.
Những loại CQ có các yếu tố giới hạn không thích hợp với nhu cầu sinh thái của một loại cây trồng sẽ nhận giá trị điểm 0 (N = 0) nên giá trị điểm trung bình nhân M0 = 0 và loại CQ này sẽ không đƣa vào để phân hạng.
1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia về hiểu biết của chuyên gia về tình hình sản xuất, phát triển KT - XH, về vấn đề môi trƣờng và quá trình biến đổi ĐKTN khu vực nghiên cứu, sự phân hóa tự nhiên và thảm thực vật, việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá, các đối tƣợng cây trồng đƣa vào đánh giá (phụ lục 7).
Mặt khác, tác giả còn tiếp xúc, trao đổi với nhiều cán bộ quản lí, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và phỏng vấn lãnh đạo địa phƣơng địa phƣơng để thu thập thêm thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên đất, tình hình sản xuất, hoạt động KT - XH của địa phƣơng. Các thông tin này cũng đƣợc đối chiếu, chọn lọc, bổ sung cho nguồn số liệu sơ cấp, đƣợc coi nhƣ là yếu tố thực tiễn, nhờ đó những đề xuất của đề tài mang tính ứng dụng, sát thực tế và có tính khả thi.
Toàn bộ quá trình tiếp cận triển khai thực hiện đề tài luận văn đƣợc thể hiện qua sơ đồ các bƣớc nghiên cứu (hình 1.3).