Đặc điểm cảnh quan và sự hình thành các đơn vị cảnh quan huyện Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 71)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.3.Đặc điểm cảnh quan và sự hình thành các đơn vị cảnh quan huyện Sơn

huyện Sơn Hòa

Các quá trình hoạt động biến đổi tự nhiên và sự phân hoá lãnh thổ đã tạo thành các đơn vị CQ của huyện Sơn Hòa chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Xét theo cấu trúc đứng và quy luật phân hóa của tự nhiên, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành CQ trên địa bàn có sự sắp xếp với vai trò, chức năng khác nhau. Có thể coi vị trí địa lý và địa chất - địa hình là những nhân tố tiền đề, tạo nên nền tảng của CQ; còn khí hậu, thuỷ văn phản ánh hệ quả của hai nhân tố trên. Khí hậu vừa là động lực cho các quá trình biến đổi, phát triển CQ, đồng thời cũng là tiền đề cho các quá trình hình thành thổ nhƣỡng và sinh vật.

Vị trí địa lý huyện Sơn Hòa xác định tính địa đới của các hiện tƣợng, thành phần tự nhiên và CQ trên lãnh thổ. Có thể khẳng định, toàn bộ các đơn vị CQ ở lãnh thổ huyện Sơn Hòa đều thuộc hệ thống nhiệt đới gió mùa nội chí

tuyến Bắc bán cầu. Vị trí địa lý lãnh thổ đã quyết định chế độ bức xạ Mặt Trời, chế độ nhiệt, cân bằng nhiệt ẩm... Do vậy sẽ quyết định đến các quá trình biến đổi CQ và đặc điểm CQ. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nên sự phân hóa CQ theo vĩ độ ít rõ rệt bằng phân hóa CQ bởi các nhân tố phi địa đới.

Tác động của quy luật phi địa đới ở huyện Sơn Hòa thông qua yếu tố tiền đề là kiến tạo - địa mạo đã phát huy tác dụng, ảnh hƣởng đến sự phân hoá các hiện tƣợng, thành phần tự nhiên và CQ theo đai cao. Nói cách khác, sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn ở lãnh thổ nghiên cứu đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởi địa hình và độ cao địa hình.

Đặc điểm CQ huyện Sơn Hòa còn mang rõ dấu ấn nhân sinh qua quá trình khai thác lãnh thổ lâu dài. Hoạt động phát triển dân sinh, kinh tế ở huyện Sơn Hòa trong thời gian dài đã tác động một cách mạnh mẽ đến CQ tự nhiên làm thay đổi bề mặt địa hình, đất và đa dạng sinh học. Việc xây hồ, đắp đập, phát triển thủy lợi, canh tác nƣơng rẫy là các tác nhân làm thay đổi mạnh mẽ nhất bề mặt địa hình và dòng chảy sông ngòi, các hợp phần tự nhiên và làm biến đổi CQ. Sự tác động này diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và cƣờng độ ngày càng mạnh mẽ làm phá vỡ cấu trúc vốn có ở một bộ phận không nhỏ của lãnh thổ tự nhiên. Dân cƣ trên địa bàn huyện Sơn Hòa đã chặt phá rừng một cách bừa bãi, các cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn sử dụng phƣơng thức canh tác lạc hậu dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ các kiểu thảm thực vật, gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mƣa, làm cho đất ngày càng nghèo dinh dƣỡng, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Chính sự tác động của con ngƣời trên địa bàn huyện Sơn Hòa đã tạo ra phản ứng dây chuyền trong các hợp phần tự nhiên, dẫn đến làm thay đổi CQ tự nhiên của lãnh thổ.

lớn. Trong phạm vi lãnh thổ, các ĐKTN và CQ bị chi phối bởi tác động của các nhân tố vị trí địa lý, độ cao địa hình, độ dốc và hƣớng sƣờn của dãy Trƣờng Sơn, đồng thời chịu tác động trực tiếp của nền tảng nhiệt - ẩm tới khí hậu, thủy văn. Nói cách khác, sự phân hoá các ĐKTN và hình thành CQ lãnh thổ huyện Sơn Hòa bị chi phối bởi 2 quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Những quy luật này đã tác động đồng thời, tƣơng hỗ và quy định những nét đặc thù của CQ lãnh thổ huyện Sơn Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 71)