Xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Sơn Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 71 - 77)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.4. Xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Sơn Hòa

2.1.4.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan huyện Sơn Hòa

a. Hệ thống phân loại cảnh quan * Hệ thống phân loại

Để xây dựng bản đồ CQ huyện Sơn Hòa, việc xác lập một hệ thống phân loại CQ phù hợp với tỷ lệ bản đồ, đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, mục đích nghiên cứu và cơ sở tài liệu thu thập đƣợc là việc làm không thể thiếu đƣợc.

Trên cơ sở xem xét và kế thừa một số hệ thống phân loại CQ của các tác giả trong thời gian gần đây, đặc biệt là hệ thống phân loại CQ của tập thể tác giả Phòng STCQ thuộc Viện Địa lí - Viện Hàn lâm - KH và CN Việt Nam, hệ thống phân loại CQ huyện Sơn Hòa đƣợc xác định gồm có các cấp: Hệ cảnh quan  phụ hệ cảnh quan  lớp cảnh quan  phụ lớp cảnh quan 

kiểu cảnh quan  phụ kiểu cảnh quan  loại cảnh quan.

Nhƣ vậy, loại CQ là đơn vị cấp phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại CQ huyện Sơn Hòa. Đây là cấp cơ sở rất quan trọng, dùng để đánh giá và đề xuất SDHL cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu.

b. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại CQ

Hệ thống CQ của lãnh thổ nghiên cứu gồm 7 cấp, trong mỗi cấp có các tiêu chí phân loại khác nhau và diễn đạt nhƣ sau:

- Hệ CQ: Đặc điểm của hệ thống này đƣợc quy định bởi mối tƣơng

quan giữa vị trí địa lý với nguồn bức xạ Mặt Trời mà lãnh thổ nhận đƣợc. Do nằm trong vòng nội chí tuyến Bắc Bán cầu, Việt Nam nói chung và huyện Sơn Hòa nói riêng thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

- Phụ hệ CQ: Đƣợc phân chia dựa vào đặc trƣng các điều kiện khí hậu

quyết định bởi hoàn lƣu khí quyển và sự tƣơng tác giữa hoàn lƣu khí quyển với bề mặt đệm. Địa bàn nghiên cứu có vị trí địa lý thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa phía đông dãy Trƣờng Sơn Nam nên mọi nơi trên lãnh thổ Sơn Hòa đều không có mùa đông lạnh thật sự. Vào mùa hạ, do ảnh hƣởng của gió Tây mang đến kiểu thời tiết đặc trƣng là khô nóng, ít mƣa. Vì vậy, với những đặc trƣng đó, huyện Sơn Hòa xác định có phụ hệ CQ khí hậu nhiệt đới

gió mùa Đông Trường Sơn.

- Lớp CQ: Đặc điểm địa hình phân hoá đa dạng và có sự phân bậc địa

hình theo độ cao đã làm cho tính phi địa đới thể hiện khá rõ ở lãnh thổ, đã tạo nên sự phân hoá các ĐKTN theo vành đai. Do vậy, Sơn Hòa đƣợc xác định có 2 lớp CQ là: Lớp CQ núi và lớp CQ đồi.

- Phụ lớp CQ: Đây là cấp phân loại dựa trên sự kết hợp tƣơng tác giữa

sự phân tầng độ cao và đặc điểm hình thái cơ bản của địa hình nhƣ độ cao tuyệt đối, độ chia cắt sâu, độ dốc... để tạo nên sự khác biệt của CQ. Theo đó, ở Sơn Hòa có 4 phụ lớp CQ là:

+ Phụ lớp CQ núi trung bình: Có độ cao tuyệt đối trên 700m với độ chia cắt sâu trên 200m.

+ Phụ lớp CQ núi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 200 - 700m với độ chia cắt sâu từ 100 - 200m.

+ Phụ lớp CQ đồi cao: Có độ cao tuyệt đối từ 100 - 200m, độ chia cắt sâu từ 50 - 100m.

+ Phụ lớp CQ đồi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 10 - 100m, độ chia cắt sâu từ dƣới 50m.

- Kiểu CQ: Do tính nhạy cảm cao đối với các điều kiện bên ngoài và

khả năng bảo tồn thuộc tính của thảm thực vật nên giữa điều kiện nhiệt - ẩm với kiểu thảm thực vật và kiểu đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là cơ sở chủ yếu để phân ra các kiểu CQ. Huyện Sơn Hòa mang đặc điểm khí hậu đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt - ẩm cao, đã hình thành nên kiểu thảm thực vật tƣơng ứng. Thực vật trở thành yếu tố chỉ thị quan trọng về đặc điểm các kiểu sinh khí hậu và là cơ sở để phân ra các kiểu CQ. Sơn Hòa có một kiểu CQ là kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới Đông Trường Sơn.

- Phụ kiểu CQ: Tính chất nhiệt - ẩm nêu trên chỉ nói lên điều kiện

sinh thái chung, chƣa phản ánh rõ ràng và chi tiết đặc điểm sinh khí hậu của các kiểu CQ. Vì vậy, ngƣời ta dùng cấp phân loại phụ (phụ kiểu CQ) để thể hiện các đặc trƣng khí hậu nhƣ nhiệt độ mùa hè và mùa đông, mức độ khô, ẩm của các thời kỳ cực đoan. Dựa trên đặc trƣng khí hậu, đặc biệt là dựa vào mức độ khô ẩm của địa bàn nghiên cứu có thể phân chia Sơn Hòa ra làm 2 phụ kiểu CQ là:

+ Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi khô, mùa đông ấm - ẩm (Ia)

+ Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - khô, mùa đông hơi nóng - ẩm (Ib). Mức độ khô, ẩm đƣợc dựa vào công thức tính hệ số thủy nhiệt của T. G. Xelianhinov:

K = R /0,1∑T0 C Trong đó: K là hệ số thủy nhiệt.

R là tổng lƣợng mƣa trung bình trong thời gian t. ∑T0

- Loại CQ: Loại CQ đƣợc xác định dựa trên mối quan hệ tác động

tƣơng hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, nhƣng quan trọng và chủ yếu nhất là tác động tƣơng hỗ giữa quần xã thực vật hiện tại với loại đất. Đây là cấp CQ cơ sở có ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá tổng hợp ĐKTN cũng nhƣ để đề xuất sử SDHL lãnh thổ. Các chỉ tiêu phân loại của cấp CQ này có số lƣợng lớn, phản ánh đặc điểm CQ trong mối liên hệ với tự nhiên và chịu sự tác động sâu sắc của con ngƣời. Sự tác động tƣơng hỗ giữa các nhân tố thành tạo đã phân hóa CQ lãnh thổ thành 89 loại CQ theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.3. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại CQ huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên Cấp

phân vị Dấu hiệu phân loại

Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại CQ huyện Sơn Hòa

Hệ CQ Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt

ẩm quyết định tính địa đới

Hệ CQ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á

Phụ hệ CQ

Chế độ hoàn lƣu gió mùa quyết định phân phối lại nhiệt ẩm gây ảnh hƣởng lớn đến chu trình vật chất

Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa với khí hậu Đông Trƣờng Sơn

Lớp CQ

Đặc điểm cấu trúc hình thái các đơn vị địa hình cấp lớn đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ

+ Lớp CQ núi: Bao gồm 2 phụ lớp với 54 loại CQ

+ Lớp CQ đồi: Bao gồm 2 phụ lớp với 35 loại CQ

Phụ lớp CQ

Tính phân tầng của các điều kiện và các quá trình tự nhiên

+ Phụ lớp CQ núi trung bình: Có 2 loại CQ

+ Phụ lớp CQ núi thấp: Có 52 loại CQ

+ Phụ lớp CQ đồi cao: Có 31 loại CQ

+ Phụ lớp CQ đồi thấp: Có 4 loại CQ

Kiểu CQ

Đặc điểm sinh khí hậu trong mối quan hệ với kiểu thảm thực vật phát

Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới Đông Trƣờng Sơn

Phụ kiểu CQ

Dựa trên các đặc trƣng cực đoan của khí hậu ảnh hƣởng đến các điều kiện sinh thái

- Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi khô, mùa đông ấm - ẩm (Ia)

- Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - khô, mùa đông hơi nóng - ẩm (Ib).

Loại CQ

Sự giống nhau tƣơng đối của các dạng địa lý ƣu thế về hƣớng phát triển, thể hiện sự kết hợp các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất.

Bao gồm 89 loại CQ trong đó: + Có 54 loại CQ thuộc phụ kiểu (Ia) + Có 35 loại CQ thuộc phụ kiểu (Ib)

2.1.4.2. Bản đồ cảnh quan huyện Sơn Hòa và bảng chú giải ma trận tỷ lệ 1/50 000

a. Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan

- Nguyên tắc: Trong quá trình xây dựng bản đồ CQ một lãnh thổ, các nguyên tắc thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm: Nguyên tắc đồng nhất phát sinh, nguyên tắc lịch sử phát triển và nguyên tắc đồng nhất về chức năng của từng đơn vị lãnh thổ. Các nguyên tắc này thƣờng liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt mục tiêu cuối cùng là xây dựng một bản đồ tổng hợp thể hiện cấu trúc đồng nhất của CQ, đồng thời phân biệt rõ các chức năng của tự nhiên và phản ánh đƣợc hiện trạng sử dụng lãnh thổ [8].

- Phương pháp: Các phƣơng pháp xây dựng bản đồ CQ bao gồm

phƣơng pháp phân tích yếu tố trội, phƣơng pháp so sánh theo các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ, phƣơng pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị CQ các cấp cũng nhƣ thể hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ, để chính xác hoá ranh giới của các đơn vị CQ.

b. Bản đồ cảnh quan huyện Sơn Hòa và bảng chú giải ma trận tỷ lệ 1:50.000

Với sự trợ giúp của GIS và phần mềm Mapinfo, bản đồ CQ huyện Sơn Hòa đƣợc xây dựng trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính tỷ lệ 1:50.000 gồm bản đồ phân tầng địa hình, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật.

Khác với các bản đồ chuyên đề thông thƣờng, bảng chú giải đi kèm chỉ có nhiệm vụ mô tả, giải thích những ký hiệu và những thông tin về các yếu tố biểu thị trên bản đồ; còn đối với bản đồ CQ, là một bản đồ ĐLTN tổng hợp nên bảng chú giải cần phải thể hiện đƣợc hết các thông tin của các hợp phần và mối quan hệ chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống. Do đó, việc thành lập bản đồ CQ đồng thời phải lập bảng chú giải dạng ma trận. Bảng chú giải dạng ma trận này chứa đựng những thông tin một cách đầy đủ và cô đọng đặc điểm của các đơn vị CQ, đồng thời nó còn thể hiện rõ cấu trúc, chức năng cũng nhƣ động lực CQ. Đối với bảng chú giải ma trận bản đồ CQ huyện Sơn Hòa tỷ lệ 1:50.000 thể hiện ở bảng 2.4, các cấp trong hệ thống phân loại CQ đƣợc xếp thành hai nhóm chính là nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng rắn.

- Nền tảng nhiệt ẩm bao gồm: Hệ CQ, phụ hệ CQ, kiểu CQ và phụ kiểu

CQ đƣợc xếp theo hàng ngang, thể thể hiện chế độ hoàn lƣu, đặc điểm sinh khí hậu và các loại khí hậu cực đoan của lãnh thổ nghiên cứu. Trong nhóm này, có 1 hệ CQ, 1 phụ hệ CQ, 1 kiểu CQ và 2 phụ kiểu CQ.

- Nền tảng rắn: Gồm lớp CQ và phụ lớp CQ đƣợc xếp theo cột dọc, thể

hiện đặc điểm cấu trúc hình thái địa hình, tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên. Từ 2 lớp CQ núi và đồi, lãnh thổ nghiên cứu đã có sự phân hoá thành 4 phụ lớp CQ gồm: Phụ lớp núi trung bình, phụ lớp núi thấp, phụ lớp đồi cao, phụ lớp đồi thấp.

đƣợc xếp theo cột dọc; thảm thực vật đƣợc xếp theo hàng ngang. Loại CQ là kết quả đan cắt và giao nhau giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận của bản đồ CQ huyện Sơn Hòa.

Trên bản đồ CQ huyện Sơn Hòa, các loại CQ đƣợc đánh số từ 1 đến 89. Muốn biết đặc điểm của loại CQ nào đó trên bản đồ phải nhìn vào bảng chú giải ma trận ở ô có đánh số thứ tự đó, chúng ta có tên gọi đầy đủ và đặc điểm của loại CQ đó (hình 2.8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)