Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 119 - 120)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sự phát triển, để sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững thì nhất thiết phải áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Những năm gần đây, thực tế trên địa bàn, nhiều mô hình hay, sản xuất giỏi đã đƣợc bà con nông dân truyền đạt, nhân rộng tạo nên những phong trào lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, đúc kết những kinh nghiệm quý báu, trao đổi những kỹ thuật nông nghiệp...

- Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm và từng bƣớc chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến từng hộ nông dân. Tùy điều kiện cụ thể của từng khu vực và định hƣớng sản xuất mà có thể áp dụng những tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với môi trƣờng và ít sâu bệnh... cho phù hợp, đồng thời hƣớng dẫn ngƣời dân xác lập mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện gia đình, trang trại.

- Rất cần thiết đầu tƣ xây dựng các nhà máy công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản thế mạnh của địa phƣơng, tạo đầu ra ổn định cho sản

phẩm. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến hƣớng xử lý chất thải của các nhà máy để BVMT.

- Tích cực phối hợp “4 nhà”, gồm: “Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà nƣớc và Nhà doanh nghiệp” nhằm khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng để phát triển sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao, chế biến bằng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 119 - 120)