6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3. HƢỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
Có thể khẳng định, nghiên cứu CQ để đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển KT- XH nói chung và phát triển nông - lâm nghiệp nói riêng là bƣớc phát triển của Địa lý học hiện đại ở nƣớc ta. Đây là cơ sở khoa học chủ yếu và quan trọng giúp đề tài luận văn vận dụng nghiên cứu đánh giá ĐKTN vào mục đích định hƣớng nông - lâm nghiệp bền vững huyện Sơn Hòa, một huyện nghèo của tỉnh phú Yên hầu nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu CQ, đánh giá tổng hợp ĐKTN nào đầy đủ và đúng nghĩa. Là một huyện miền núi, Sơn Hòa có đặc điểm tự nhiên phân hóa đa dạng, nhiều tiềm năng tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp nhƣng chƣa đƣợc khai thác hiệu quả.
Các nghiên cứu về huyện Sơn Hòa thời gian trƣớc đây chủ yếu nằm trong khuôn khổ các dự án phát triển sản xuất chung của tỉnh hoặc dự án phát triển nông nghiệp, chƣa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về đặc trƣng CQ, đánh giá tổng hợp ĐKTN để phục vụ SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp, ngoại trừ luận văn ThS “Đánh giá mức độ thích nghi tài
nguyên đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Sơn Hòa”
của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng đƣợc thực hiện từ năm 2007 với nội dung chủ yếu là ứng dụng đánh giá đất đai của FAO để phân hạng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất và đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái nông - lâm nghiệp.
Do vậy, trên cơ sở tổng quan cở sở lý luận và nghiên cứu CQ, đánh giá ĐKTN trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở Việt Nam nói riêng, hƣớng tiếp cận của đề tài luận văn đánh giá ĐKTN huyện Sơn Hòa là đánh giá CQ của lãnh thổ nghiên cứu.