Nguyên tắc phân vùng cảnh quan huyện Sơn Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 40 - 44)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Nguyên tắc phân vùng cảnh quan huyện Sơn Hòa

Một trong những nội dung chính của nghiên cứu CQ là phân vùng và phân loại CQ. Khái niệm “phân vùng cảnh quan” đã đƣợc các nhà ĐLTN xác định nhƣ là sự giải thích về sự tồn tại một cách khách quan các tổng thể tự nhiên trên bề mặt Trái Đất đƣợc đo vẽ, nhóm gộp và đƣa lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng nhƣ các quá trình động lực phát triển của chúng [8].

Phân vùng đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp “toàn năng” nhằm sắp xếp và hệ thống lại các hệ thống lãnh thổ đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các Khoa học Địa lý, kể cả phân vùng bộ phận cũng nhƣ phân vùng ĐLTN tổng hợp hay gọi cách khác là phân vùng cảnh quan (A.G. Ixatrenko, 1991) [8].

Hình 1.3. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu thực hiện đề tài

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng; giới hạn nghiên cứu

Đề xuất định hướng SDHL cho phát triển nông - lâm nghiệp

Tổng quan các công trình nghiên cứu

Xác định cơ sở cơ sở lí luận nghiên cứu

Xác định quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Các nhân tố thành tạo CQ

Xây dựng bản đồ CQ

Đặc điểm CQ huyện Sơn Hòa

Định hướng phát triển KT - XH

Hiện trạng sử dụng đất

Yêu cầu thực tiễn

Đánh giá thích nghi CQ cho các đối tượng cây trồng

Đánh giá CQ huyện Sơn Hòa

Bản đồ thích nghi CQ cho các loại cây trồng Chỉ tiêu đánh giá giá

tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ, nguyên tắc xem xét thứ tự ƣu tiên các quy luật phân hoá chủ yếu và nguyên tắc tổng hợp. Trong các nguyên tắc trên, tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc coi là nguyên tắc quan trọng nhất để tạo nên các CQ và tiểu vùng CQ. Có thể nói phân vùng vừa thể hiện sự phân hóa, vừa thể hiện tính liên kết lãnh thổ thông qua các tác nhân địa đới và phi địa đới trong cấu trúc CQ. Do vậy, phân vùng CQ có thể thực hiện theo các cách phổ biến là từ trên xuống hoặc từ dƣới lên:

- Từ trên xuống: Là xác định các địa tổng thể bậc cao, phức tạp trƣớc và sau đó tìm ra các đơn vị nhỏ hơn trong các địa tổng thể bậc cao đó.

- Từ dƣới lên: Là cách nhóm gộp các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn.

Các nhà Địa lý cho rằng, vùng là cấp phân vị cao nhất của phân vùng ĐLTN và đƣợc xác định: “Vùng địa lý là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên đƣợc phân hoá ra trong một tỉnh địa lý với diện tích dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn km2, có cấu trúc thẳng đứng tƣơng đối đồng nhất về nền địa chất, một kiểu địa hình phát sinh - hình thái chủ yếu, một kiểu chế độ khí hậu chủ yếu, một kiểu thủy văn chủ yếu và liên quan với chúng là một nhóm tổ hợp đất, một loạt quần hợp thực vật chủ yếu và bao gồm một tập hợp có quy luật các cấp phân vị nhỏ hơn” [15]. Vì vậy, khi phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cấp vùng, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng cấp phân vị nhỏ hơn cấp vùng là tiểu vùng để phân chia CQ.

Vận dụng các phƣơng pháp và nguyên tắc trên, đề tài luận văn đã đánh giá phân loại thành 89 CQ và 4 tiểu vùng CQ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ việc hệ thống hóa, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, đề tài luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá ĐKTN thông qua đánh giá CQ; xác định rõ hƣớng tiếp cận triển khai thực hiện đề tài bao gồm cả các quan điểm nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở đó, xác định các bƣớc thực hiện đề tài và xây dựng đƣợc sơ đồ các bƣớc nghiên cứu thực hiện đề tài một cách rõ ràng, khúc chiết.

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN - ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 40 - 44)