6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2. Các nhân tố xã hội nhân văn
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Theo Niên giám Thống kê huyện Sơn Hòa năm 2018, tổng số dân toàn huyện năm 2017 là 59.153 ngƣời với 14.978 hộ gia đình. Dân số thành thị là 13.483 ngƣời, dân số nông thôn là 45.670 ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm giai đoạn từ năm 2010 - 2015 khoảng 1,1%, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 58 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, phần lớn tập trung ở thị trấn và dọc Quốc lộ 25 [33].
Về lao động, năm 2017, tổng số lao động toàn huyện khoảng 33.134 lao động chiếm khoảng 56,1% dân số. Trong đó chủ yếu là lao động trong ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, chiếm khoảng 57,5% tổng số lao động, còn lại là lao động các ngành nghề khác. Nhìn chung, lao động trong khu vực nghiên cứu khá dồi dào, có đức tính cần cù, sáng tạo và có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Thời gian gần đây, nhờ đƣợc chú trọng đầu tƣ cho giáo dục nên trình độ dân trí đƣợc nâng cao, đó là những thuận lợi để phát triển KT - XH địa phƣơng. Tuy nhiên, do đặc điểm canh tác, cơ cấu cây trồng và mùa vụ nên huyện chƣa tận dụng hết năng lực của nguồn lao động nông - lâm nghiệp, thời gian nông nhàn còn chiếm tỉ lệ khá lớn. Do vậy, huyện cần phải có những chính sách hỗ trợ an sinh, giải quyết lao động nông nhàn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhằm tạo việc làm thƣờng xuyên, ổn định và tăng thu nhập cho ngƣời dân.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
So với nhiều huyện thành của tỉnh Phú Yên, Sơn Hòa vẫn còn là huyện nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế huyện có nhiều chuyển biến theo hƣớng tích cực. Giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 15,9%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm từ 49% (2010) xuống 30,4% (2015); ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,8% (2010) lên 60,9% (2015); ngành dịch vụ tăng từ 8,7% (2010) lên 12,3% (2015) [31].
Hình 2.7. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu kinh tế năm 2010 và 2015 của huyện Sơn Hòa
Nguồn [31]
Nhìn chung, nền kinh tế phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trƣờng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng phát huy tiềm năng và lợi thế tự nhiên, hình thành dần cơ cấu kinh tế hợp lý. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị đƣợc giữ vững. Tuy nhiên, điểm đáng lƣu ý là trong sản xuất nông - lâm nghiệp hiện vẫn còn tồn tại phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy. Điều này
30,4% 8,7% 60,9% 12,5% 30,4% 60,9% 12,3%
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Năm 2010 Năm 2015 8,7% 49% 38,8% 30,4% % 60,9% % 12,3% %
không những ảnh hƣởng nhất định đến bộ mặt kinh tế và tăng trƣởng ngành nông - lâm nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến vấn đề BVMT trên địa bàn huyện.
2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp
- Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông huyện Sơn Hòa chủ yếu là đƣờng bộ, đƣờng sông phát triển nhỏ lẻ và mang tính cục bộ. Toàn huyện tổng cộng có khoảng trên 100 tuyến giao thông đƣờng bộ với tổng chiều dài trên 400km, mật độ giao thông: 0,37km/km2
và đạt 0,64km/100 dân bao gồm các cấp đƣờng [31]. Đáng kể là các tuyến đƣờng chủ yếu sau đây:
+ Quốc lộ 25: Có chiều dài chạy qua địa bàn huyện dài khoảng 39km, chiếm 11,2% tổng chiều dài đƣờng bộ. Quốc lộ 25 đi qua các xã Sơn Hà, Suối Bạc, Suối Trai, Ea Cha Rang, Sơn phƣớc, Krông Pa. Đây là tuyến đƣờng chiến lƣợc quan trọng, nối liền giao thông giữa huyện với tỉnh Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên.
+ Tỉnh lộ: Gồm các tuyến ĐT 642, ĐT 643, ĐT 644, ĐT 648, ĐT 650 với tổng chiều dài là 107,1km, chiếm 30,7% tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng bộ. Đây là các tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện giao lƣu đi lại của huyện với các vùng và các huyện, thành phố trong tỉnh.
+ Huyện lộ và xã lộ: Với tổng chiều dài 203,14km, chiếm 58,2% tổng chiều dài đƣờng bộ. Đây là các tuyến giao thông thƣờng xuyên và chủ yếu của huyện. Nhìn chung, những năm gần đây, nhiều đƣờng giao thông chính đã đƣợc mở rộng, nâng cấp, láng nhựa hoặc bê tông xi măng kiên cố. Chất lƣợng đƣờng giao thông tốt chiếm tỷ lệ khá cao (trên 50%). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa, nông sản nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tuyến xã lộ có chất lƣợng đƣờng chƣa cao, tỷ lệ mặt đƣờng nhựa bị hƣ hỏng nhiều, một số nơi vẫn còn mặt đƣờng đất, không đƣợc
thƣờng xuyên nâng cấp tu bổ nên thƣờng bị lầy lún, hƣ hỏng vào mùa mƣa gây hạn chế cho việc giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa [31].
- Hệ thống thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt là việc bố trí cây trồng. Số lƣợng các công trình thủy lợi trên địa bàn tƣơng đối nhiều (12 hồ chứa, 4 đập và 8 trạm bơm) ngoài việc điều tiết nƣớc phục vụ sản xuất, sinh hoạt hệ thống này còn có chức năng cải tạo vi khí hậu tiểu vùng, tạo CQ cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi của huyện còn nhiều hạn chế, chƣa đảm bảo chủ động tƣới tiêu và phòng chống thiên tai, tình trạng khô hạn trong mùa nắng nóng và lũ lụt trên diện rộng trong mùa mƣa vẫn diễn ra. Vì vậy, việc quy hoạch thủy lợi theo hƣớng chi tiết và lâu dài phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp là hết sức cần thiết.
- Mạng lưới điện:
Huyện có 14/14 xã có mạng lƣới điện đến từng thôn làng và buôn (bản). Những năm gần đây, nhiều đƣờng dây điện đƣợc phát triển, trạm biến áp đƣợc sửa chữa và xây mới, để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của huyện nhà. Tuy nhiên, tại một số vùng nông thôn đƣờng dây hạ thế đi qua nhà dân, vƣờn cây với nhiều đƣờng dây nhánh có tiết diện nhỏ, chƣa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và gây tổn thất điện áp [31].
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Trên địa bàn huyện đã đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển KT - XH của huyện. Hiện nay, 100% số xã đƣợc trang bị điện thoại, phủ sóng di động và có trụ sở bƣu điện văn hóa. Huyện đã tổ chức nhiều lớp đào tạo về công nghệ cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã và ngay cả cho ngƣời dân.
Huyện có các cơ sở dịch vụ phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp nhƣ các trạm bảo vệ thực vật và cung ứng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, các trạm thú y. Dịch vụ cung cấp cây giống, con giống cho các hộ sản xuất, tổ chức tập huấn về ứng dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cho ngƣời dân... thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các xí nghiệp vừa và nhỏ làm dịch vụ cung ứng vật tƣ nông nghiệp, thu mua và tiêu thụ nông sản nhƣ công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công Ty TNHH Rƣợu Vạn Phát…
Tóm lại, trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, các quá trình hoạt động của các nhân tố sinh thái tự nhiên đã diễn ra khá mạnh mẽ theo nguồn động lực nhiệt - ẩm và có tác động đồng thời, tƣơng hỗ giữa chúng với nhau cũng nhƣ với các nhân tố sinh thái nhân văn. Đó sẽ là những cơ sở, tiền đề quan trọng việc hình thành các đơn vị CQ toàn khu vực nghiên cứu.