5. Cấu trúc luận văn
1.2. Cơ sở chi phối cảm thức thời gian nhà thơ trong BVQNTT
1.2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thời đại chi phối cảm quan thẩm mỹ nhà thơ
Lịch sử dân tộc Việt Nam không thể phủ nhận vai trò đóng góp trên nhiều lĩnh vực và những thành tựu văn chương to lớn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi lại cho hậu thế. Riêng ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tên tuổi lớn của nền văn chương trung đại Việt Nam thế kỷ XVI, đồng thời là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học viết dưới thời phong kiến. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học - thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này.
Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc nhỏ rất thông minh, hiểu cả chính văn, kinh truyện, có tài văn chương. Văn tài học hạnh của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngay từ khi còn nhỏ, môi trường giáo dục của ông cũng rất thuận lợi, đầy đủ và tốt đẹp. Tiếc thay, thời đại xã hội với nhiều biến động đã không tạo điều kiện để Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể dốc hết tài năng và thực hiện hoài bão của mình. Thời đại đi tìm “minh chủ”, “chân chúa” để phụng sự những vua sáng, tôi hiền đã thuộc về thế kỉ XV, đã trở thành vấn đề của lịch sử. Tuổi niên thiếu của Nguyễn Bỉnh Khiêm ứng với thời kỳ cuối nhà Lê suy yếu. Thực tế là những cuộc đấu tranh giành quyền vị diễn ra gay gắt, triền miên. Trước bối cảnh xã hội loạn lạc, kinh tế đình đốn, chính trị đầy biến động, phe phái hỗn loạn…, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ẩn cư dạy học và tiếp tục học. Đầu thế kỷ XVI xã hội đầy loạn lạc. Mâu thuẫn gay gắt giữa vua – quan – dân thời Lê sơ dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân; mâu thuẫn trong nội bộ vua – quan dẫn đến chiến tranh phe phái giết hại lẫn nhau. Các dân tộc thiểu số ở đầu nguồn Thái Nguyên, Tuyên Quang nổi dậy chống Triều Lê ở đầu thế kỷ XVI. Suốt thời gian này, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn chỉ học, quan sát, chiêm nghiệm cuộc đời. Mãi cho đến sau khi xảy ra cuộc “thay bậc đổi ngôi” năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Lê Xuân, xưng vua, lập nên vương triều Mạc và sau ba năm nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, những năm về sau được xem là lúc thịnh vượng nhất của triều Mạc dưới sự điều hành của ông vua Mạc
Đăng Doanh và Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung, chính vào thời điểm này, Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định nhập thế. Ông ghi tên dự kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1534, khi ở tuổi 44.
Đi qua gần suốt thế kỷ XVI, thọ 95 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm gần như tham gia và chứng kiến mọi biến cố thời đại trong xã hội Việt Nam thế kỷ XVI. Làm Thầy dạy học, đậu Trạng nguyên thi thố với đời, làm quan chưa được tám năm, chán ngán cảnh quan trường dâng sớ xin chém 18 lộng thần không được, ông xin về trí sĩ tại quê nhà, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Có thể nói, cuộc đời ông đã trải qua nhiều sự biến lịch sử, nhiều vị thế cao thấp khác nhau. Chính những trải nghiệm trong từng giai đoạn thăng trầm thế cuộc ấy đã giúp nhà Nho đúc rút được nhiều điều suy nghiệm khái quát mang tính triết lý về nhân sinh thế sự với mọi sắc thái đen bạc của “Thói đời”.
Triều Mạc thay triều Lê mang đến nhiều thay đổi hàng loạt về tư tưởng, văn hóa, kinh tế xã hội. Triều Mạc lên, một tầng lớp bình dân – dân chài mới leo lên ngôi quân chủ mới, vua quan mới và chưa đề xuất được hệ tư tưởng gì mới mẻ. Chưa biết lấy gì thay được Nho giáo tuy là nhà Mạc đã thấy được mô hình quân chủ Nho giáo là bế tắc. Nhà mạc đành dùng Nho nhưng không quá khắt khe với các hệ thống phi Nho như thời Lê sơ. Tình hình tư tưởng trong triều ngoài nội đở “nghẹt thở” hơn thời độc tôn Nho giáo Lê sơ.
Về kinh tế, văn hóa thời Mạc có nhiều cách nhìn “phóng khoáng” hơn. Không quá cứng nhắc theo Nho, nhà Mạc cũng không cứng nhắc “trọng nông ức thương”. Thương nghiệp nhà Mạc phát triển theo hướng mua bán, trao đổi, chợ búa, vùng miền… Tiền được đúc nhiều, chợ mở rộng sang các thị trấn vùng miền giáp ranh. Thời đầu nhà Mạc, thủ công nghiệp được kích thích phát triển, nhất là nghề gốm sứ. Lò gốm sứ được khuyến khích mở nhiều trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Vì thế, tầng lớp công thương cũng trở nên đông đảo và giàu có hơn trước. Trần Quốc Vượng khi nghiên cứu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thế kỷ XVI đã nhận định: “Nhiều đồ gốm thời Mạc có ghi niên hiệu sản xuất, tên người đặt hàng, tên người sản xuất, nơi sản xuất… phản
ánh chừng nào sự tôn trọng quyền con người, quyền cá nhân mang tính nhân văn tiền tư bản (…). Rõ ràng, đầu thời Mạc có an ninh và phát triển” [61; 81]. Như vậy, với nhà Mạc, đã bắt đầu có những tiền đề vật chất và tinh thần cho một sự cải biến có thể là cơ bản cho xã hội Việt Nam. Vai trò của đồng tiền đã có tác dụng mạnh trong xã hội, làm đảo lộn nhiều giá trị đạo đức văn hóa theo Nho giáo. Với nhiều trải nghiệm trong chính cuộc thế đầy biến đổi đã tạo nên ở Nguyễn Bỉnh Khiêm một vốn hiểu biết thực tiễn vô cùng rộng lớn, sâu sắc và rất uyên thâm. Không chỉ có vốn kiến thức đồ sộ, uyên bác từ kết quả của tháng năm sách vở nơi “Cửa Khổng sân Trình”, ông còn là người tài năng nhiệt huyết biết lắng nghe, quan sát và chính kiến sâu sắc trên đường thực thi lí tưởng. Dù không có cái may mắn được đem hết tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, song ở ông luôn toát lên sự uyên bác thâm nghiêm của bậc đại sư bao người kính cẩn. Ông là “vàng mười” trong cảnh đời đen bạc của xã hội phong kiến thế kỷ XVI. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bức tranh hiện thực xã hội thời đồng tiền bắt đầu phát huy vai trò tác dụng lớn lên ngôi khá rõ ràng với mọi sắc thái cảm xúc của một triết nhân từng chiêm nghiệm. Ông khẳng định chân giá trị của thời đại: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười/ Có của thì hơn hết mọi lời” (Thơ Nôm, Bài 74); và chua chát nhận ra: “Người của lấy cân ta thử nhắc/ Mới hay rằng của nặng hơn người”! Mọi sự đảo lộn trong thế cuộc, các giá trị luân thường đạo lý đã không còn được tôn trọng trước sức mạnh của đồng tiền: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi” (Thơ Nôm, Bài 71). Ông không ngần ngại để kết luận: “Đồng xú nhật lưu tinh” (Hơi đồng ngày càng tanh) (Cảm hứng, tam bách cú). Việc “xuất - xử”, ẩn cư hay ứng thí giúp đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn chủ động bảo toàn danh tiết và chí khí. Nhận thấy thời cuộc xã hội Hơi đồng ngày càng tanh, ông trở lại quê nhà có điều kiện để sống cuộc đời thanh bạch giản dị. Tuyết Giang phu tử trước sau vẫn là bậc thầy cao khiết. Việc ông khuyên bảo tập đoàn phong kiến như nhà Mạc hay Lê... mục đích là tìm cách hòa hoãn những xung đột, tạm thời giảm bớt những đau khổ cho người dân. Ông từng mơ nhiều về một xã hội “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”, nhắc nhiều đến “Ngày Nghiêu Tháng Thuấn” là có lý do. Sách vở Thánh hiền cùng
với tháng ngày sống gần gũi với nhân dân lao động đã in đậm trong ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết: “Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ” (Cao khiết ai là kẻ sĩ trong thiên hạ), câu thơ như lời tự hỏi, tự trả lời và tự khẳng định. Những cuộc tranh giành ngôi vị, những cảnh loạn lạc đao binh, những ứng xử phân chia sang hèn… của mọi “thói đời” trong xã hội gần như đã lộ diện. Nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều lần cất tiếng hỏi: “Đời nào phải Đường Ngu vũ trụ”, “Non sông nào thuở bình thời”… Những câu hỏi đặt ra là một sự chiêm nghiệm thời biến “đời nào”, “nào thuở” như một sự day dứt khôn nguôi về thế cuộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống và hoạt động trong thời đại có nhiều biến động của lịch sử Việt Nam. Chính trong bối cảnh lịch sử - xã hội này đã tác động mạnh đến cảm quan sáng tác nghệ thuật của ông. Cả cuộc đời, lớn lên, sống và làm việc dưới các triều đại, chứng kiến xã hội trải qua mọi biến thiên, đổi thay, nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi lại quãng đường đời đã qua bằng những vần thơ đầy suy nghiệm mang tư duy lý tính.
1.2.2. Sự ảnh hưởng cảm hứng thế sự và tư duy lý tính từ thơ Nôm thế kỷ trước
Thế kỉ XVI ghi nhận bước phát triển của thơ Nôm Đường luật với Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm. So sánh với hai tác phẩm thơ Nôm Đường luật thế kỉ XV (QÂTT của Nguyễn Trãi và Hồng Đức QÂTT), quy mô số lượng của BVQNTT không bằng. Nhưng không vì thế mà dung lượng phản ánh của tác phẩm BVQNTT bị hạn chế. Đến BVQNTT, tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật được nâng lên một tầm cao mới. Đề tài, chủ đề dân tộc trong
BVQNTT không đậm nét như trong thơ Nôm thế kỉ XV. Nổi bật trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. Tư duy thế sự, tính chất triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt làm cho sáng tác của ông gần “triết” và xa “thơ” hơn so với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Mặt khác, chất thế sự trong thơ đã đưa BVQNTT của Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp cận cuộc sống vừa cụ thể, sinh động, vừa có tầm khái quát xã hội rộng lớn. Ở BVQNTT, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát họa hiện thực cuộc sống đa dạng với các nghịch cảnh chua chát của thế sự nhân sinh trong dòng biến cải của cuộc thế nhân tình.
Dùng thơ Nôm Đường luật để trào phúng, manh nha có từ Nguyễn Trãi. Đến
Hồng Đức quốc âm thi tập, hiện tượng này rõ nét hơn. Tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, chức năng trào phúng của thơ Nôm Đường luật đã được khẳng định. Bên cạnh hình ảnh một nhà Nho đạo đức mực thước, một triết gia lớn của thời đại, một bậc thầy đầy uy vọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mang bóng dáng thư thái thanh nhàn của một dật dân thích thảng nhìn thứ cuộc ưu du. Điều này in đậm trong sáng tác nghệ thuật của ông khá rõ. Thể hiện trong những vần thơ chữ Hán là cảm hứng chứa chan những “Cảm tác” sâu lắng của nhà Nho “ưu thời mẫn thế” trước thời đại đầy biến động, ở BVQNTT lại ăm ắp những nghịch cảnh chua chát của “Thói đời” đen bạc giữa chốn nhân sinh hỗn loạn. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong những vần thơ Nôm, Nguyễn Trãi cũng đã nhiều lần nhắc đến “thế tục”, “cõi trần” trong cảm hứng của nhà Nho canh cánh tấc lòng son về ơn vua nợ nước: “Một tấc lòng son còn nhớ chúa/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”(QÂTT). Trong thơ tiếng Việt Nguyễn Trãi, “thế tục” được nhắc đến sẽ là cảnhquê, núi quê, người quê… với tất cả những hình ảnh gần gũi, thân thuộc, bình dị. Sự xuất hiện hình ảnh bức tranh Việt Nam nơi thôn dã trong thơ Quốc âmgóp phần làm nênnét độc đáo cho thơ ca cổ điển. Trong bức tranh thôn dã đậm màu dân tộc ấy, ta bắt gặp hình ảnh thiên nhiên đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Nói như Lã Nhâm Thìn: “Có thể tìm thấy một cuốn bách khoa toàn thư về cây cỏ, muông thú, sản vật của thiên nhiên Việt Nam hết sức dân tộc và dân dã. Những vật nhỏ mọn và bình thường như bè rau muống, luống mùng, lảnh mồng tơi, cây núc nác, con niềng niễng, củ ấu, củ khoai, hạt kê, hạt đậu, con đòng đong...” [62; 64]. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, thế tục được biểu hiện trong thơ Nôm rõ hơn qua sự hiện diện màu sắc, hơi hướng “thinh thỉnh” của đồng tiền và đời sống vật chất đã làm biến đổi mọi giá trị đạo đức con người.
Những hình ảnh lảnh mùng tơi, bè rau muống, vị núc nác... vốn rất xa cách với đời sống quý tộc, nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thiết với nếp sống bình dân đã nghiễm nhiên đi vào địa hạt sang trọng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Khi ông đã “lánh mình” khỏi chốn “hồng trần”, thực thụ “tiêu sái lòng ngoài thế”, về với Côn Sơn, thì dường như những “người bạn” bình dị nơi hương đồng cỏ nội mới thực sự
về bên thi nhân, bầu bạn cùng thi nhân trong mọi cảnh ngộ. Những hình ảnh bình dân bình dị đi vào thơ Nôm đầy cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Trãi đã mở đường cho những cảm hứng sáng tác tạm rời xa “đời sống quý tộc” với những “long-ly- quy-phượng” hay “tùng cúc, trúc mai” để đi vào địa hạt làng quê với tháng ngày dân dã cho Nguyễn Bỉnh Khiêm khá rõ. Trong gần 170 bài thơ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựng lại bức tranh thôn dã Việt Nam thế kỷ XVI có sự ảnh hưởng dòng cảm hứng thế sự và tư duy lý tính từ thơ Nôm thế kỷ trước.
Mỗi nhà thơ, trước tiên là con người của một đất nước, một vùng quê cụ thể. Do vậy, dấu ấn về phong cảnh quê hương, về văn hoá, về phong tục tập quán, về nhân tình thế thái... đều được phản ánh trong tác phẩm của họ. Với Nguyễn Trãi, điều này càng thể hiện rõ trong thơ ông. Vẻ đẹp đầy ắp sức sống của thiên nhiên đất nước từ cuộc sống cứ tràn vào thơ ông, mang đủ sắc thái sống động, có sinh khí, thể hiện một vẻ đẹp tự nhiên, ấn tượng: Thuyền ươm lúc nhúc thuyền đậu bãi/ Hàu chất so le khóm cuối làng. (Ngôn chí - bài 8). Sức tưởng tượng của Nguyễn Trãi thật kỳ diệu, phóng khoáng. Thi nhân thường có cách nhìn thú vị, biến cái bất động thành cái động: Thuyền đậu ngoài bãi nhiều như những con tằm lúc nhúc, những xóm làng trong hình khối so le như vỏ hàu xếp chen nhau. Cách nói thật giản dị, nôm na như cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người nông dân Việt Nam quen với đồng ruộng, với sông nước, với dâu tằm. Đó là cảm thức nông nghiệp cổ truyền của dân tộc đã thấm sâu trong huyết mạch Nguyễn Trãi, để rồi cứ thế hiển hiện trên những trang thơ. Cùng với thiên nhiên, những nét bình dị của đời sống con người cũng có mặt trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Đó là những “con lều mọn mọn”, là “hài cỏ đẹp”, là “áo bô”, là “bữa ăn dưa muối”, là “một ao niềng niễng”, là “cái quýt choè”, là “ta”, là “ông này” đủng đỉnh... Sự xuất hiện của những hình ảnh như vậy đã làm cho hệ thống thi liệu về con người và cuộc sống thế tục trong thơ Nguyễn Trãi thêm phần phong phú, đa dạng. Một mặt, nó làm rõ quan niệm, cảm hứng của nhà thơ đã mang sắc màu lý tính nghiêng về cuộc sống thế tục; Mặt khác, nó mang đến lãnh địa văn chương vốn được xem là cao nhã những sáng tạo có tính bứt phá hướng về cuộc sống dân dã đời thường để hình thành một vẻ đẹp riêng cho thơ Nguyễn Trãi.
Ở đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã vượt qua mọi rào cản không phân biệt đẳng cấp quý tộc hay bình dân, để hướng về những thứ hoa đồng cỏ nội, hẳn phải xuất phát từ một tâm hồn đẹp, tư tưởng tiến bộ để dần hình thành nên một quan niệm thẩm mỹ đầy mới mẻ, mang màu sắc dân chủ, bình đẳng.
Nguyễn Trãi đã đặt một cái mốc đáng ghi nhận, để các nhà thơ sau ông tiếp nối. Sau Nguyễn Trãi, rất nhiều nhà thơ trung đại sáng tác bằng thơ Nôm Đường luật đã “bổ sung” vào thơ mình nhiều chất liệu thơ gần gũi, bình dị lấy từ đời sống dân dã hằng ngày và dần dần đưa đến quan niệm mang màu sắc dân chủ về cái đẹp. Sau