0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Vài nét về hình thức thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM (Trang 45 -48 )

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Vài nét về hình thức thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm dược Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác chủ yếu trong thời gian ở ẩn tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay thuộc Vĩnh Bảo - thành phố Hải Phòng). Bạch Vân quốc ngữ thi tập còn được gọi Trình quốc công Bạch Vân thi tập gồm hơn 161 bài làm theo thể thơ Đường luật và thất ngôn xen lẫn lục ngôn, không có đề mục cụ thể, chỉ ghi số thứ tự. Tất cả đều không có tiêu đề, nhưng xét chung, các bài thơ xoay quanh một số chủ đề lớn như chủ đề triết lí giáo huấn, chủ đề thế sự... ngoài ra còn có một số đề tài nhất định: sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua tôi với sơn hà xã tắc,...

Cảm hứng lớn nhất trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh khiêm đó luôn là cảm hứng thế sự, nếu chỉ xét ở thơ Nôm Đường luật thì từ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, cảm hứng thế sự và tư duy lý tính trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm được bộc lộ trong thơ ngày càng sâu sắc hơn, những vấn đề thế sự được phản ánh đã gần sát hơn với cuộc sống vốn mang nhiều ẩn ức của nhà nho. Bằng con mắt tinh đời để quan sát mọi sự vật hiện tượng và dùng tư duy lý tính

để nghiệm suy nhận xét, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho thấy được bao nét riêng biệt trong thực tế xã hội thời ông sống để từ đó khái quát thành những nhận xét sâu sắc mang tính triết lí độc đáo. Thơ thế sự đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự chuyển biến từ “thế tục” qua tình cảm, cảm xúc cá nhân, tư duy lý tính để trở thành những vấn đề thế sự mang tính khái quát, tính quy luật của muôn đời. Nói cách khác, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ trữ tình thế tục, mang cảm hứng thế sự với tư duy lý tính và đặt trong quy luật chuyển hóa giữa các mặt đối lập để luận bàn về thế cuộc đương thời. Trần Đình Hượu nghiên cứu Triết lí và thơ ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận định: “Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc chắn có hứng thú với Dịch lý. Ông hay nhắc đến sự biến đổi, chuyển hóa của hai mặt đối lập: Vũng nọ - doi kia; Khôn ngoan – dại dột; bĩ cực – thái lai; đông hết – xuân sang…” [61; 123]. Cách thể hiện các nội dung, chủ đề trong thơ Nôm được Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn hình thức biểu đạt đặt trong kết cấu đối lập và hình thức câu thơ thất ngôn xen lục ngôn được kế thừa từ hình thức câu thơ thất ngôn chen lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.

Trong tập thơ chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng thuần thục các thể thơ Đường luật song vẫn thực hiện những bước phá cách, mở rộng biên độ sáng tạo về mặt hình thức bằng lối thơ Đường luật xen lục ngôn. So sánh trong tổng số 161 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy số lượng bài thất ngôn pha lục ngôn chiếm một tỉ lệ khá lớn: 97/161 (trên 60%). Sự phá cách hình thức câu thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên nền tảng thơ Đường luật (vốn đã phát triển từ Nguyễn Trãi và hưng thịnh dưới triều Lê Thánh Tông), song không thể phủ nhận những cố gắng đáng kể của Nguyễn Bỉnh Khiêm trên tiến trình vận động, tìm tòi và sáng tạo đổi mới hình thức thơ ca. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm làm nhiều bài thơ thất ngôn pha lục ngôn hoặc thơ lục ngôn dưới các hình thức đối lập từ ngữ, hình ảnh và kết cấu câu thơ… để luận giải những vấn đề thế cuộc: Giàu – khó; dại – khôn; thăng – giáng; hết – còn; được – mất; chóng thắm – chóng phai; vũng – đồi; nơi vắng vẻ - chốn lao xao…

Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên vẻ độc đáo riêng qua việc thể hiện kết hợp nhuần nhị chất triết lý và cảm xúc trong thơ trữ tình.

Chất triết lý là kết quả chung của quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” (Thơ để nói chí) đồng thời là kết quả riêng của thơ Trạng trình một người rất tinh thông triết học. Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” là quan niệm phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ cũng để nói chí. Cái chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt giống nhiều nhà nhà nho khác, một mặt thể hiện những tư tưởng mang tính triết lí của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu sau nghĩa lí Kinh dịch, tinh thông Lí học (một tư tưởng triết triết học phổ biến thời Tống có sự kết hợp của Nho, Phật, Lão). Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là người tiếp thu, am hiểu triết lí thực tiễn và quan niệm thực tiễn của nhân dân. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học vừa là công cụ để tư duy, để nhận thức, vừa là công cụ để giải quyết những vấn đề do tư duy, do nhận thức đặt ra. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng thơ để phát biểu, thể hiện những quan điểm triết học, dùng thơ để triết lí cuộc sống, để tuyên truyền đạo đức. Nội dung thơ triết lí trong Bạch Vân quốc ngữ thi bao gồm nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội. Khi quan sát các hiện tượng tự nhiên xã hội, nhà Nho Trạng Trình thường đặt trong sự đối lập các tính chất để khái quát vấn đề và nêu lên thành những triết lí tự nhiên. Nhà thơ nêu lên sự vận động của cuộc sống bằng tư duy lý tính. Ông đặt các sự vật hiện tượng trong hình thức đối lập hoặc theo quy luật tương sinh tương khắc (quy luật mâu thuẫn):

Vị nọ có bùi không có ngọt

Thức kia chầy thắm lại chầy phai. (Thơ Nôm - Bài 11) Khôn ngoan mới biết thăng rồi giáng Dại dột nào hay tiểu có dài.

Đã khuất bao nhiêu rồi lại duỗi Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.

(Thơ Nôm - Bài 23)

Nhà thơ còn nêu lên quy luật biến đổi, tuần hoàn của sự vật:

Thế gian biến cái vũng nên đồi Mặn nhạt chua lẫn ngọt bùi.

Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm mang màu sắc triết học. Từ những lý giải các sự vật hiện tượng trong cuộc sống mang tính biện chứng khách quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm bước đầu đã thể hiện được những nhận thức tất yếu về qui luật mâu thuẫn, qui luật biện chứng, qui luật vận động… Cách diễn giải thời thế theo những qui luật chung ở bước đầu tuy còn thô sơ hạn hẹp, nhưng những vấn đề, hiện tượng xã hội trong cuộc sống đã được nhà Nho trạng Trình đặt trong tư duy lý tính để phân định, để ứng xử, hướng về cảm hứng thế sự mang tư duy lý tính ở thế kỷ XVI đã mang một ý nghĩa lớn trong sáng tác nghệ thuật thơ trữ tình (tỏ lòng nói chí). Điều này có giá trị mở đường cho sáng tác nghệ thuật mang cảm hứng thế sự và tư duy lý tính cho các tác gia trung đại ở các thế kỷ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM (Trang 45 -48 )

×