Thời gian xã hộ i “thế thái nhân tình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nôm nguyễn bỉnh khiêm (Trang 61 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Thời gian xã hộ i “thế thái nhân tình”

Viết về thời gian xã hội nhàn nhã gắn với những sinh hoạt đời thường, thơ nhà Nho là hệ thống hình ảnh phong phú, đa dạng về đời sống nhàn cư, thân sơ từ chính cuộc sống bình dân bình dị: con lều mọn, tôm cá, con niềng niễng, đòng đong, bà ngựa gầy, ao hẹp, lảnh mùng tơi, bè rau muống... Những hình ảnh ấy đều có thể nghiễm nhiên hội tụ vào trong thế giới thơ của các thi nhân từ sau thế kỷ XV, khi mà Nguyễn Trãi đã tiên phong mở lối. Mỗi nhà thơ có cách cảm riêng về thế giới thẩm mỹ của mình. Nguyễn Trãi cảm thụ thiên nhiên bằng cách kéo thiên nhiên vào

với mình và hoà mình vào với nó. Cho nên, những hình ảnh từ thực tế cuộc sống đi vào thơ Nguyễn Trãi không chỉ làm nhiệm vụ “dựng khung”, “dựng cảnh”, mà chính tâm hồn thi nhân cũng đã “bén áo xâm khăn” với chúng, tạo nên những hình ảnh thẩm mỹ sống động: “Núi láng giềng, chim bầu bạn/ Mây khách khứa, nguyệt anh tam” (Thuật hứng - bài 19). Không đơn thuần chỉ là cảnh, mà còn là tình - tình người và cảnh trong mối quan hệ thân thuộc và bình đẳng hòa nhập vào thiên nhiên:

láng giềng, bầu bạn, khách khứa, anh tam. Rõ ràng, giữa tâm hồn nhà thơ và hình ảnh trong thiên nhiên có “một dấu bằng rất rõ và rất dịu dàng”. Sau một thế kỷ, thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm bước vào thời đại với cuộc sống đầy biến động. Khi mà đồng tiền đã có “hơi”, có “mùi”: “Nghe hơi thinh thỉnh bởi đồng tiền” và xã hội chuyển động trong dòng thời gian vận chuyển dưới một hình thức mới của sự trao đổi, buôn bán, tiền tệ... giao thương hàng hóa ở thời nhà Mạc. Nguyễn Bình Khiêm không thể mãi còn độc tôn “trung quân, ái quốc” như Nguyễn Trãi, dòng cảm hứng của ông có sự xê dịch, nghiêng về thế sự để suy ngẫm về “thời thế”, về sự vận động xã hội trong dòng thời gian thiên biến vạn hóa:

Còn tiền còn bạc còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi… Được thời thân thích chen chân đến Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi.

(Thơ Nôm, Bài 49)

Thành công và thất bại, được và mất của con người trong xã hội được Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện cụ thể trong cách ứng xử “đến” và “đi” trong các thái độ “chen chân” và “ngoảnh mặt” của con người trong thời thế: “được thời” và “thất thế” như vậy, là ứng xử con người đã thay đổi trước sức mạnh vật chất trong chuỗi biến thiên của dòng chảy thời gian xã hội. Nó cho thấy, sức mạnh của vật chất, đồng tiền lên ngôi, mọi giá trị đạo đức gần như bị đảo lộn… Nói về những ứng xử đương thời giữa các phạm trù đạo đức tình nghĩa và kim tiền, ông “ngộ” ra rất thú vị: Mới hay rằng của nặng hơn người. Nêu lên các tình cảnh: được thời/ thất thế, hết cơm hết rượu/ còn bạc còn tiền… của con người trong thời thế là triết nhân

đang suy nghiệm đến “thói đời”: Ở thế nhiều khi thấy khóc cười và ông nhận ra cuộc thế “bạc như vôi” ấy là con người đang ở trong dòng thời gian xã hội với “nhân tình thế thái” đầy nhiễu nhương của thế cuộc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà Nho trung đại có nhiều tư tưởng vượt thời đại. Ở ông có cái nhìn tiến bộ về hiện thực cuộc sống và cảm hứng thi ca đầy nội lực với tư duy lý tính. Với tinh thần cởi mở, phóng khoáng về nhận thức cuộc sống, nhà thơ nhìn cuộc sống, quan sát cuộc sống và đặt trong sự suy nghiệm để xem xét. Trước ông, nhà Nho Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV đã mở đầu cho sự phân chia “đẳng cấp” mang màu sắc “bình đẳng” của thế giới tự nhiên, xã hội. Nhà Nho Nguyễn Trãi đã không phân chia thế giới tự nhiên theo đẳng cấp quý tộc hay bình dân. Nghĩa là, trong sáng tác nghệ thuật, bên cạnh tuân chuẩn theo những quy phạm sáng tác nghệ thuật thời trung đại, ông đã có sự vượt thoát “phi chuẩn” trong sáng tác thơ (thơ Nôm) khi đưa vào lãnh địa sang trọng của thơ ca thành hệ thống những từ ngữ, hình ảnh bình dân, bình dị (ao muống, đìa sen, lảnh mùng tơi, lều mọn,...) mà vốn dĩ văn học quan phương trung đại Việt Nam chưa có hệ thống. Như vậy, Nguyễn Trãi là người tiên phong, mở đường cho dòng cảm hứng thế tục cùng với tư duy lý tính đi vào trong thơ Nôm. Sau một thế kỷ, trong dòng chảy biến thiên 100 năm của thời gian đầy biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm càng có cơ sở cho phép nhà thơ rộng đường hơn trong cảm nhận về dòng chảy thời gian xã hội nặng tính thế sự, vươn tới chủ thể cá nhân trong xã hội đậm màu thế tục vật chất. Nguyễn Trãi đã tiên phong mở lối cho cách chiêm nghiệm thời gian thế tục nhiều suy ngẫm, lý tính. Nguyễn Trãi từng nhắc đến thái độ sống tích cực của mình trong dòng chảy thời gian thế tục. Dù chưa đạt đến sự khái quát của cuộc sống trần thế, ông chỉ dừng ở những lĩnh vực cụ thể “cửa quyền”, “đường lợi” để nhận diện bản chất cuộc sống: “Cửa quyền đầy hiểm hóc; Đường lợi cực quanh co” (QÂTT), nhưng nhà Nho, người nghệ sĩ Nguyễn Trãi đã nhận chân thời cuộc và chọn cách xử thế cho mình. Nhà Nho nghệ sĩ khẳng khái chọn cách sống ngăn chặn những cái ác, cái xấu đang xâm lấn: “Vườn quỳnh dầu chim kêu hót/ Cõi trần có trúc đứng ngăn” (QÂTT). Lưới trần đầy hiểm ác, liệu “trúc quân tử” có đủ để ngăn! Rời chốn quyền môn, khi

thấy “Cửa quyền, đường lợi” là “bể hiểm nhân gian” nhà Nho lui về ẩn cư, đêm ngắm trăng, tối uống trà, ngày đọc sách, xem hoa... vui thú điền viên với hạc rừng vượn núi trong không gian thanh sạch, thời gian tâm tĩnh... Đó là cách chọn lựa “minh triết bảo thân” của mọi nhà Nho được linh hoạt vận dụng ở mọi thời đại. Không khó để nhận ra, trong thơ Nôm của các nhà Nho trung đại, bên cạnh dòng thơ mang cảm hứng “nói chí, tỏ lòng”, vẫn chứa chan cảm hứng những vần thơ nhàn cư thích thảng.

Đặt mình trong không gian xã hội nặng mùi thế tục, dành trọn chuỗi dòng chảy thời gian thời gian trong hiện thực này để quan sát, ngẫm ngợi, nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận ra sự tha hóa của con người trước thế lực của cải bạc tiền:

Cơm áo bỗng xui người hóa quỷ Oản xôi dễ khiến bụt nên ma.

(Thơ Nôm – Bài 93)

Để rồi, không ngần ngại, ông thốt lên đầy chua chát về sự lạt – nồng của thế cuộc:

Thế thái nhân tình gớm chết thay Lạt nồng trong chiếc túi vơi đầy.

(Thói đời)

Bên cạnh dòng chảy thời gian xã hội với những diễn biến thời cuộc đặt ra được nhà thơ cụ thể trong những ứng xử về “thế thái nhân tình” trong cuộc sống, thời gian nhàn nhã với những sinh hoạt đời thường cũng được nhà thơ “ghi chép” lại thời gian gắn với những thú vui tao nhã thường nhật của mình qua cảm hứng “nhàn cư”. Hiện thực đời sống là mảnh đất tốt để nhà thơ có thể xây dựng những hình tượng mới mẻ ít nhiều mang dấu ấn thời đại và tác giả. Nhận chân thực tiễn để tìm phương cách, chọn lối sống cho mình, trong bối cảnh ấy, Trung Tân quán quê nhà là nơi “lý tưởng” để nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về “Yên phận”. Nhiều lần, ông nhắc thành thực nhất về hứng thú của mình: Yên phận ta nhàn được thú! Những hình ảnh thơ cụ thể, sinh động mang hơi thở ấm áp của cuộc sống hàng ngày với thời gian sinh hoạt nhàn nhã được ông nhắc đến với niềm vui tự tại:

Am quán ngày nhàn, rỗi mọi việc Dầu ta tự tại, mặc dầu ta

(Thơ Nôm, Bài 14)

Giữa không gian thanh sạch với những ngày tháng nhàn cư, trong tập thơ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết nhiều về khoảng thời gian nhàn gắn với những sinh hoạt cao nhã của nhà Nho. Ông có nhiều cách gọi tên khá thanh cao, cụ thể “Am Bạch Vân”, “Trung Tân quán”. Cũng như bao thi nhân khác khi bộc lộ cảm xúc của mình trước thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường chọn hình ảnh “nguyệt”, “vầng trăng”. Hình ảnh trăng tràn đầy trong thơ ông: ngắm trăng, đợi trăng, bến nguyệt, hiên nguyệt, âu bóng quế,…: “Bến nguyệt, thuyền kề hai bãi mía (Bài 35), “Ái ưu vằng vặc, trăng in nước” (Bài 1), “Đêm, đợi trăng cài bóng trúc” (Bài 17), “Sót kề hiên nguyệt, gió hiu hiu” (Bài 3)... Giữa thiên nhiên và thi nhân luôn có sự tương hợp ái ưu. Nhà thơ và trăng là bạn tâm giao để cùng thấu hiểu nhau trong đêm vắng:

Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn!

Thời gian sinh hoạt đời thường “ngày, đêm, sáng, tối…” gắn với những thú vui thanh cao: Uống trà, đọc sách, ngâm thơ, đánh đàn, thưởng nguyệt, tin hoa... giữa không gian yên ả trong những thời khắc an yên, cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tự cân bằng đời sống nội tâm trong từng hoàn cảnh sống. Con người có thú vui thanh cao lành mạnh, thanh khiết thường hướng về đời sống tinh thần cao nhã. Mượn chén rượu, câu thơ, tiếng đàn, bóng nguyệt,... để “bầu bạn” cũng là sự tiêu khiển thanh tao ở Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm con người cần tìm sự khoan nhân và khoáng đạt. Vì vậy, sống giữa trần tục, dù: “Mùi thế gian nhiều mặn nhạt”, ông vẫn có lạc thú tận hưởng thời gian cho mình với những phút giây thật đẹp:

Ngày chầy họp mặt hoa là khách, Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn.

Cái đẹp gắn với sự thanh nhàn, cao nhã của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bóng dáng của cái đẹp điềm tĩnh và thông tuệ “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vẻ đẹp an nhiên tự tại của con người hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hoà nhịp cùng quy luật tự

nhiên của con người minh triết, nhân văn. Nguyễn Bỉnh Khiêm xem cuộc sống nhàn dật là một cách “lánh đục tìm trong” trước cái bả công danh phú quý quyến rũ mê muội người đời. Bên cạnh sự đơn sơ giản dị trong điều kiện cư trú của người ẩn sĩ, tác phong sinh hoạt của nhà thơ cũng thật thanh thoát, nhẹ nhàng gần gũi với đời sống bình dân bình dị. Thời gian sinh hoạt vào trong những ngày tháng “kê khoai những sản hằng” khi ở ẩn của nhà thơ thường được liệt kê những khoảng thời gian tận hưởng với các công việc thanh cao:

Gần son thì đỏ, mực thì đen, Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đèn. Ăn uống miễn theo nơi phép tắc, Tới lui cho biết lẽ kinh quyền.

(Thơ Nôm -Bài 64) Vũng bởi hay ngăn vũng mới đầy Quen thân, yên nhủ mụ lời này. Trà sen, sáng đãi người đưa khát, Rượu thánh, hôm mời khách uống say.

(Thơ Nôm -Bài 132) Mặt trời vàng, còn in bóng thỏ,

Đầu non bạc, đã chật cây chinh.

(Thơ Nôm - Bài 42) Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách, Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng.

(Thơ Nôm - Bài 66) Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn, dù ai vui thú nào.(…) Rượu đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Thời gian xã hội với những biến cải của thế cuộc: Thế gian biến cải vũng nên đồi, kéo theo những đổi thay về lòng người của “nhân tình thế thái” được Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện khá rõ trong thơ Nôm. Bên cạnh, thời gian xã hội gắn với những sinh hoạt thường nhật gắn với những thú vui thanh cao: Uống trà, đọc sách, ngâm thơ, đánh đàn, thưởng nguyệt... giữa không gian yên ả trong những thời khắc (sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông…) an yên, cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tự cân bằng đời sống nội tâm trong từng hoàn cảnh sống. Con người có thú vui tao lành mạnh, thanh khiết thường hướng về đời sống tinh thần cao nhã. Mượn chén rượu, câu thơ, tiếng đàn, bóng nguyệt,... để “bầu bạn” cũng là sự tiêu khiển thanh tao ở nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Không chỉ tận hưởng thú vui nhàn nhã của mình, Trạng Trình họ Nguyễn còn nêu rõ quan niệm về nhàn của mình: “Thân nhàn ắt ấy là tiên khách” để nhấn mạnh sự lựa chọn ẩn cư và gắn các khoảng thời gian sinh hoạt nhàn nhã của nhà thơ là một sự lựa chọn đúng đắn, hài hòa minh triết. Nghiên cứu Bạch Vân quốc ngữ thi từ góc độ cảm hứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Thanh Lê nhận định: “Tập thơ là “bức tranh tự thuật” về cuộc sống nhà nho thanh bần; Đồng thời kết hợp giữa cảm nhận về cuộc sống bản thân và cuộc sống của tầng lớp “đương thời”, với cách nhìn sâu sắc của con mắt triết gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã vẽ lại “bức tranh tự sự về thế thái nhân tình” rất chân thực” [60; 572]. Như vậy, ở tập thơ Nôm, bên cạnh hứng thú nhàn nhã: ta đà có thú ta - tiên khách (Thơ Nôm - bài 31) chiếm ưu thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn ngẫm ngợi về một “thế sự” đủ sắc màu “được thời/ thất thế” “dại/ khôn” “đen/ bạc” của “nhân tình thế thái”.

2.1.3. Thời gian tâm lý với suy cảm cá nhân

Thời gian tâm lý là thời gian gắn với suy nghĩ cảm nhận thời khắc đi qua đầy hoài niệm, suy nghiệm, gắn liền với tâm trạng, suy nghĩ của mỗi cá nhân. Lần theo ngôn ngữ, hình ảnh biểu đạt trong thơ, phần nào giúp ta nhận diện nỗi niềm tâm sự của tiền nhân ở từng thời điểm khác nhau trong cuộc đời.

Không có gì ám ảnh con người hơn thời gian. Đơn giản vì sự sống và cái chết gắn bó với thời gian. Ước mơ trường sinh, khả năng luân hồi, thiên đường và

địa ngục, linh hồn bất tử... được sử dụng như những cách thức để vượt qua nỗi sợ hãi trước thời gian. Thế nên, yếu tố thời gian đã được cân, đo, đong, đếm và suy ngẫm riêng của từng nhà thơ. Nguyễn Gia Thiều từng lắng nghe người cung nữ thở than: Trăm năm nào có gì đâu/ Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì (Cung oán ngâm); Nguyễn Du nhấn mạnh: Sầu đong càng lắc càng đầy; Nguyễn Công Trứ cổ súy: “Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi/ Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi”; Tản Đà băn khoăn: “Đời người thử ngẫm mà hay/ Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê”;...

Và triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không ngoại lệ. Với ông, thời gian cũng được nhận thức, suy nghiệm theo sự biến thiên của cuộc thế: đời nay, đời này, ở thế, sự thế, được thời, thất thế, thuở, khi… trong dòng chảy thời gian đượm màu suy ngẫm với những ưu tư.

Hoài niệm, suy tư là những cảm xúc lắng đọng khi nhớ về, nghĩ về, suy tư về những gì đã qua thuộc về quá khứ, ngẫm ngợi về hiện tại, dự báo một tương lai. Trong sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ thường bộc bạch cảm xúc ở nhiều dạng thức khác nhau. Hoài niệm về quá vãng để tự hào, tự tôn hay lưu luyến, suy tư, ngẫm ngợi đối sánh trước sau thời cuộc để cảm nhận… là một cách thức thể hiện mà người nghệ sĩ thường sử dụng. Theo đó, trong thơ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện kiểu thời gian tâm lý in đậm cảm xúc suy tư, ngẫm ngợi của nhà thơ với sự suy nghiệm dòng chảy thời gian trong chiều sâu tâm thức.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều điểm tương đồng với thơ Nôm Nguyễn Trãi trước đó về đặc điểm giản dị, chân chất, gần gũi với đời sống bình dân và ít nhiều đều gắn với những lời khuyên răn giáo dục. Tuy nhiên, nếu xét kỹ vẫn thấy có những nét khác nhau về phong cách. Theo Đoàn Thị Thu Vân: “Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng về suy tư, triết lý mà ít chất đa cảm trữ tình hơn so với thơ Nguyễn Trãi” [74; 113]. Điều này cũng dễ hiểu, vì chất suy tư ấy trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là “vết hằn” của thời đại đầy biến loạn của thế kỷ XVI đã đi qua “bộ lọc” cảm xúc và tư duy lý tính của nhà thơ vừa là chứng nhân và chứng nghiệm trong thời đại.

Dòng thời gian hoài niệm hiện diện trong 161 bài thơ Nôm như một sự ghi dấu sự suy tư, cảm nhận, nhận xét, đánh giá và chất vấn của nhà thơ về thời cuộc. Tìm hiểu thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở một khía cạnh nhất định, khó có thể bỏ qua dòng thời gian suy cảm của nhà thơ trước nhân tình thế thái mà chính nhà thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nôm nguyễn bỉnh khiêm (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)