7. Kết cấu luận văn
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc việc xử phạt khi NLĐ bỏ trốn, phá vỡ
hợp đồng theo Nghị định 95/2003/NĐ-CP được ban hành ngày 20/8/2013 quy định tại Chương 4 về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tạo sự răn đe đối với NLĐ, góp phần giảm tỷ lệ NLĐ phá vỡ hợp đồng ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định xuống mức thấp nhất.
Thứ hai, tăng cường giám sát, nắm vững danh sách LĐXK ở từng địa
phương đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để ngăn chặn, xử lý những vi phạm tiêu cực phát sinh.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra công tác XKLĐ trên địa bàn phường, xã thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nhất là các xã ven biển và miền núi nơi hoạt động XKLĐ còn chưa được phổ biến như xã Hoài Sơn, Hoài Châu và Hoài Mỹ; xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp, cá nhân tự ý về địa phương cò mồi, lừa đảo NLĐ tham gia XKLĐ đi qua nước ngoài song không đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của người lao động.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với cơ quan quản lý xuất khẩu lao động ở tỉnh Bình Định
- Các cơ quan QLNN về XKLĐ ở tỉnh Bình Định cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ban ngành cấp trên như Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước... để có những chỉ đạo chính xác trong quản lý lao động nhằm tránh bị lừa đảo, gây tổn thất đến người lao động.
- Thành lập quỹ giải quyết việc làm dành riêng cho lao động tham gia xuất khẩu.
- Hậu XKLĐ tổ chức chương trình hướng dẫn lao động sử dụng đồng vốn kiếm được từ hoạt động XKLĐ như thế nào để có hiệu quả nhất đối với người lao động và gia đình họ.
3.3.2. Với cơ quan quản lý xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn
- Mở rộng thị trường lao động ngoài nước: Ngoài thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, cần mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm, uy tín, đang có lao động ở những thị trường lao động tốt, phấn đấu tăng nhanh số lượng người lao động đi làm việc ở các nước có thu nhập cao. Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp XKLĐ tìm hiểu thông tin nghề cần tuyển dụng để có kế hoạch đào tạo theo nhu cầu thị trường XKLĐ.
- Tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục, hạn chế tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam nói chung và lao động thị xã ta nói riêng.
- UBND thị xã cần quan tâm hằng năm hỗ trợ kinh phí cho cán bộ làm công tác quản lý XKLĐ tại các xã, thị trấn. Bố trí kinh phí đảm bảo để thực hiện tốt công tác XKLĐ.
3.3.3. Với doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
- Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các khoản đóng góp của NLĐ nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính cũng là để Nhà nước và NLĐ tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.
- Thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ hoạt động tuyển chọn, đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cho NLĐ tránh những hiện tượng tiêu cực.
- Đối với NLĐ làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của NLĐ bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với chủ sử dụng lao động và trưc tiếp với NLĐ theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn nữa với NLĐ khi NLĐ trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho NLĐ cũng như cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau: Nêu rõ, cụ thể định hướng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể năm 2021 QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm khắc phục các hạn chế nêu ở chương 2, luận văn đã tập trung phân tích các giải pháp sau: Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định; hoàn thiện hệ thống pháp luật về XKLĐ; phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định; xây dựng chương trình chính sách hậu XKLĐ; quản lý doanh nghiệp XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ; thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm.
Với mong muốn hoạt động XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ngày càng phát triển, tác giả đưa ra các kiến nghị: với cơ quan quản lý XKLĐ ở tỉnh Bình Định; với cơ quan quản lý XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn; với doanh nghiệp tham gia XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự chuyển dịch quốc tế về vốn và hàng hoá, cũng diễn ra sự chuyển dịch lao động với quy mô lớn trên phạm vi thế giới. Đối với Việt Nam là nước đông dân, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vừa là phương tiện thu hút ngoại tệ, vừa làm tăng cơ hội việc làm cho người dân, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện tay nghề cho người lao động trên phạm vi cả nước nói chung và người lao động trên ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng.
Những năm qua, XKLĐ đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội của thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày 22/4/2020 UBTVQH14 đã ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Trên tinh thần phát triển, phấn đấu đưa thị xã Hoài Nhơn đến năm 2035 trở thành thành phố Hoài Nhơn. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Qua nghiên cứu hoạt động QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã đưa ra một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động QLNN về XKLĐ. Bên cạnh đó, nêu ra được một số kinh
nghiệm của các địa phương khác về hoạt động XKLĐ, từ đó rút ra bài học cho thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, từ đó đưa ra những đánh giá về những kết quả đạt được cũng như nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Nêu lên định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKLĐ. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống QLNN về XKLĐ, nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ, xây dựng các chương trình, kế hoạch hậu xuất khẩu lao động, nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý XKLĐ ở tỉnh Bình Định; với cơ quan quản lý XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn; với doanh nghiệp tham gia XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Với mong muốn hoạt động XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ngày càng phát triển, tác giả đưa ra các kiến nghị: với cơ quan quản lý XKLĐ ở tỉnh Bình Định; với cơ quan quản lý XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn; với doanh nghiệp tham gia XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bùi Sỹ Tuấn (2015), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020”. Luận án Tiến sĩ
khoa học, trường Đại học quốc gia Hà Nội.
[2].Chính phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 Quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
[3].Chính phủ (2013), Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
[4].Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông, “
Báo cáo tham luận tại hội nghị triển khai công tác xuất khẩu lao động năm 2019 tại Bình Định.”
[5].Kiều Thị Thúy Hằng (2017),”Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang khu vực Bắc Á”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý
công, Học viện Hành chính Quốc gia.
[6].Nguyễn Hữu Hải, “Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước”, nhà xuất bản Hà Nội năm 2010.
[7].Nguyễn Xuân Hưng (2015), “Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của
Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[8].Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại
học Kinh tế - Luật.
[9].Ngân hàng chính sách Xã hội, Chương trình cho vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
[10].Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (2017), “Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Khoa
học xã hội.
[11].Phan Huy Đường (2009), “Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu
lao động của một số nước”. Tạp chí quản lý nhà nước - số 163
(8/2009).
[12].Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Hoài Nhơn (2018), Báo
cáo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cuối năm 2018 và phương hướng năm 2019.
[13].Phòng LĐTBXH thị xã Hoài Nhơn (2016-2020), Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2016 – 2020.
[14].Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hoài Nhơn (2019),
Công văn số 134/ PLĐTBXH-LĐVL về việc vận động người lao động về nước năm 2019.
[15].Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hoài Nhơn (2019), Kế
hoạch phân bố chỉ tiêu xuất khẩu lao động năm 2019.
[16].Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hoài Nhơn, Kế hoạch đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2016-2020.
[17].Quốc hội (2006), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
[18].Vũ Thị Thanh Hà (2016), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản”. Luận văn Thạc sĩ
Quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việt Nam trong thế kỷ 21”. Luận văn thạc sĩ thương mại, Trường Đại
học Ngoại Thương.
[20].Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định (2019), Báo cáo công tác xuất khẩu lao động năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của số 409/BC-SLĐTBXH ngày 27/2/2019.
[21].Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh (2018), Chương trình phối hợp số 14/CTPH-SLĐTBXH-BCHQS ngày 30/11/2018 về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo.
[22].Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2018), Quyết định số 172/QĐ- SLĐTBXH ngày 08/6/2018 của Giám đốc về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
[23].Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định (2019), Tài liệu hội nghị triển khai công tác xuất khẩu lao động năm 2019.
[24].Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định (2019), Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực về công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2019.
[25].Trần Thị Ái Đức (2011), “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[26].Trần Thị Huyền (2018),“Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động
của Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế,
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
trong điều kiện Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN ”. Luận
văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.
[28].Trần Xuân Thọ (2009), “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU ”. Luận văn kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[29].Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Bình Định (2019), tài liệu tuyên truyền xuất khẩu lao động, quy trình và điều kiện phỏng vấn - học tập - tu nghiệp. [30].Trung tâm phát triển việc làm phía nam HITECO, “Báo cáo tham luận
về công tác xuất khẩu lao động năm 2018”.
[31].Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định (2019), “Những giải pháp tạo nguồn xuất khẩu lao động tại hội nghị triển khai công tác xuất khẩu lao động năm 2019 của Sở LĐTBXH” [32].https://hoainhon.binhdinh.gov.vn/content.php?portal=portals&id=105&pr=70 [33].https://hoainhon.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?portal=portals&newsid=17 51&id=2 [34].http://baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=6&mabb=120132 [35].https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Xuat-khau-lao- dong-Viet-Nam-142 [36].https://duhoc-vieclam.com/chu-truong-va-chinh-sach-cua-viet-nam-ve-xuat- khau-lao-dong/