Điều kiện tự nhiên ở thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ở thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, có diện tích 412,95 km2, dân số 342,900 người/ km2, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 87km về phía Bắc. Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua, là cưa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía Bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiêu tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề. Toạ độ địa lý từ 1080 56' đến 1090 06'50" kinh độ Đông và 140 21' 20" đến 140 31'30" vĩ độ Bắc [31].

Thị xã Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường và 6 xã. Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía tây giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển đông.

Địa hình ở đây có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:

- Dạng đia hình đồng bằng được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất giáp biển là 1m.

- Dạng địa hình đồi núi thấp núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400m, thấp nhất là 100m, cao nhất là 725m.

Có tổng diện tích đất là đai tự nhiên 41,295 ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Gnanit, Gơnai và đá BanZan được phong toả thành 9 nhóm đất chính và chia

làm 5 loại đất.

Tài nguyên thuỷ sản: có bờ biển dài 24km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao [31].

Tài nguyên rừng của thị xã Hoài Nhơn có trên 20,086,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 5,433,8 ha rừng tự nhiên. Khoáng sản tương đối đa dạng, có cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá granit (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân), ti tan ở các xã ven biển,…[31].

Có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa rất được du khách yêu thích. Bên cạnh đó chủ trương mở rộng cản cá Tam Quan đã đem lại nguồn lợi đáng kể về thuỷ sản cho huyện, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ của thị xã Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)