7. Kết cấu luận văn
2.4.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời sâu sát của Thường trực Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã, sự đồng thuận của cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể thị xã, UBND các xã, phường và sự hưởng ứng của toàn thể nhân dân trên địa bàn thị xã nên hoạt động QLNN về XKLĐ trên địa bàn thị xã đã đạt được những kết quả nhất định.
Thứ nhất, về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược kế
hoạch, chính sách XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn đã từng bước có những kết quả nhất định. Triển khai và thực hiện tốt các chương trình, chính sách của Trung ương về XKLĐ như: Chương trình Hỗ trợ vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, Chương trình đào tạo nghề nông thôn,… và các kế hoạch của UBND tỉnh về XKLĐ.
Thực hiện Chương trình cho vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho vay từ khi triển khai thực hiện Quyết định 30/QĐ-UBND là hơn 13,7 tỷ đồng với 172 lao động; Riêng từ đầu năm 2019 đến nay cho vay 91 lao động với số tiền trên 7,1tỷ đồng. Doanh số thu nợ trên 2,7 tỷ đồng. Hầu hết số lao động đi làm việc tại nước ngoài đều có việc làm, thu nhập khá [11].
Thứ hai, về tổ chức, điều hành cho hoạt động quản lý nhà nước về
XKLĐ ngày càng đem lại hiệu quả tích cực. Đã có sự phân công, phân nhiệm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị. UBND thị xã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH và các đơn vị có chức năng XKLĐ tổ chức tập huấn, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn XKLĐ.
Trên cơ sở kế hoạch của UBND thị xã, các địa phương đã tích cực phát huy vai trò của Ban vận động thực hiện công tác vận động con em địa phương
trong độ tuổi đi XKLĐ. Hệ thống Đài truyền thanh từ thị xã đến các xã, phường đã thực hiện gần 200 bản tin tuyên truyền về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người tham gia XKLĐ, thông tin chi tiết các thị trường lao động đang thu hút nhiều người tham gia bằng những đơn hàng hấp dẫn,…
Thứ ba, về chính sách hỗ trợ, thị xã Hoài Nhơn đã triển khai sâu rộng,
đồng bộ đến xã, phường các chính sách hỗ trợ NLĐ ở huyện nghèo đi XKLĐ bao gồm các chính sách của Trung ương, các chính sách của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cơ chế ưu đãi tới NLĐ như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hướng dẫn người dân làm thủ tục đúng theo quy trình, tư vấn, giải thích trong quá trình thực hiện,… Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội thị xã thực hiện nhanh chóng các thủ tục cho vay, giải ngân vốn, đảm bảo chính sách, kịp thời cho người lao động. Nhận thức của nhân dân về XKLĐ cơ bản đã được nâng lên, số lượng lao động hộ nghèo đi XKLĐ ngày càng tăng. Năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định, ảnh hưởng do nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến số lượng lao động làm việc ở nước ngoài không đạt chỉ tiêu do UBND Tỉnh giao. Trong năm 2020 chỉ tiêu Tỉnh giao là 100 người nhưng đưa được 34 người đi XKLĐ, đạt 34% so với chỉ tiêu mà Tỉnh đề ra.
Lượng tiền người lao động gửi về gia đình đã giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết trong cuộc sống của gia đình có người đi XKLĐ, giúp các gia đình có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống vươn lên làm giàu. Tuỳ vào từng đất nước, từng ngành nghề mà mức thu nhập khác nhau. Ví dụ ở Nhật Bản, tuỳ vào từng ngành nghề nhưng trung bình một người lao động sẽ thu nhập từ 130.000 -150.000 yên/tháng tương ứng với tiền Việt Nam là 26.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng. Sau khi khấu trừ thuế, bảo hiểm, tiền nhà khoảng từ 90.000-120.000 yên/tháng thì người lao động Việt Nam sẽ nhận khoảng từ 18.000.000 – 24.000.000 VNĐ/tháng. Bình quân một năm NLĐ gửi về 252.000.000 – 288.000.000 VNĐ/năm, đây là được xem là
khoảng thu nhập khá lớn cho NLĐ xuất khẩu. Số tiền lao động xuất khẩu gửi về góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho NLĐ, ổn định an ninh quốc phòng, xây dựng quê hương, đặc biệt góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới ở thị xã Hoài Nhơn [31].
Không những thế NLĐ sau khi trở về nước, với vốn kiến thức khoa học – kỹ thuật tiên tiến, tay nghề và tính kỷ luật trong lao động nên dễ tìm được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp lớn, nguồn thu nhập ổn đinh, nhiều lao động đã tự xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và rất thành công. Chính vì vậy, đã tạo sức lan toả nhanh chóng góp phần là thay đổi nhận thức của đại bộ phận gia đình trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về XKLĐ.
Thứ tư, về quản lý đối với các doanh nghiệp XKLĐ đã có những
chuyển biến tích cực. UBND thị xã tích cực chủ động phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn tỉnh đến tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn lao động của địa phương đi XKLĐ đảm bảo hiệu quả, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Bên cạnh đó, phối hợp với các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về người lao động của địa phương đi xuất khẩu sang thị trường các nước, quản lý chặt chẽ người lao động khi sang nước ngoài làm việc cũng như được đảm bảo thực hiện đúng cam kết về mức lương, điều kiện ăn ở, sinh hoạt mà người lao động ký với doanh nghiệp.
Thứ năm, về thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm trong thời gian qua bên
cạnh công tác tuyên truyền,UBND thị xã Hoài Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn, chấn chỉnh hành vi vi phạm, không để những đơn vị không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngoài tuyển lao động trên địa bàn thị xã nhằm tránh tình trạng lừa đảo. Đồng thời, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm
hiểu được những vướng mắc, khó khăn của NLĐ khi đi XKLĐ để tổng hợp báo cáo lên cấp trên, có hướng xử lý, tháo gỡ những vướng mắc của NLĐ tạo sự yên tâm khi đi xuất khẩu và tuyên truyền, vận động NLĐ trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng.