Đội ngũ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Đội ngũ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động

Hiện nay, không có một công ty, doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn hoạt động XKLĐ. Một bộ phận khác nhờ hoạt động tuyên truyền của Phòng LĐ-TB&XH, phối hợp với các công ty, trung tâm hoạt động XKLĐ trong và ngoài tỉnh Bình Định. Có một số doanh nghiệp như:

Bảng 2.7. Một số doanh nghiệp hoạt động XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020

Tên công ty, doanh nghiệp Địa chỉ

Công ty cổ phần XKLĐ và dịch vụ thương mại Biển Đông

37 phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm phát triển việc làm phía nam HITECO

23 Quách Văn Tuấn, phường 12, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh Công ty cổ phần xây dựng 47 08 Biên Cương, thành phố Quy Nhơn,

tỉnh Bình Định Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Bình Định

Tổ 6, khu vực 5, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Công ty cổ phần quốc tế CoCoRo 359D Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1,

Tân Bình, tp Hồ Chí Minh Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Các lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài, đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì các doanh nghiệp không nằm trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn nên việc tiếp nhận thông tin, đăng ký XKLĐ gặp nhiều khó khăn.

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các công ty, trung tâm, khi có đơn hàng, sẽ có tổ chức tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu rõ về lợi ích của XKLĐ cũng như về nghề nghiệp, tiền lương, thời gian xuất khẩu, chi phí xuất khẩu cũng như các chương trình, chính sách hỗ trợ của thị xã. Khi lao động hiểu rõ và có nhu cầu xuất khẩu, Phòng tiến hành giới thiệu một lần nữa cho lao động về các công ty để người lao động tiến hành các thủ tục đăng ký. Sau đó, các công ty tiến hành thông báo danh sách NLĐ đủ điều kiện đi

XKLĐ gửi về Phòng LĐ-TB&XH và UBND nơi cư trú của NLĐ để địa phương biết, hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định để NLĐ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Sau khi sang nước ngoài làm việc, theo định kỳ, các trung tâm, công ty sẽ báo cáo tình hình lao động của thị xã về cho Phòng LĐ-TB&XH nắm và quản lý. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động trên địa bàn đi XKLĐ không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ nên rất khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, nắm thông tin tình hình lao động trong kỳ, việc bảo vệ người lao động ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với các cấp chính quyền, đoàn thể chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)