Chủ trương và chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2.4. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động

XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ LĐ-TB&XH giai đoạn 2015 - 2020, đồng chí bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã phát biểu: “khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế,

nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng,... chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước”.

Mở rộng địa bàn XKLĐ sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng [35].

Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức “xen ghép” tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70 đến 80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài [35].

Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình [35]

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghị định,… đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2019 quy định một số

điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tạo việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài.

hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ Luật lao động về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Nghị định 38/2020/NĐ-CP về thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

TT 35/2017/BLĐTBXH về cơ sở dữ liệu xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)