7. Kết cấu luận văn
3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường xuất
Bình Định
Là cầu nối trung gian nên các doanh nghiệp XKLĐ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đưa NLĐ sang nước ngoài làm việc, thực hiện tất cả các quy trình từ tìm kiếm, ký kết hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài đến tuyển chọn, đào tạo nghề, đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc, quản lý họ và đưa họ về nước khi kết thúc hợp đồng. Tác giả đưa ra một số giải pháp:
Thứ nhất, UBND thị xã Hoài Nhơn chủ động động liên hệ, phối hợp và
tạo điều kiện thuận lợi nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp XKLĐ đến tổ chức tuyển chọn lao động của địa phương đi xuất khẩu đảm bảo hiệu quả, đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
Thứ hai, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
có chức năng đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có uy tín, đơn hàng tốt về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh, đồng thời hạn chế thấp nhất những tồn tại, vướng mắc giữa NLĐ với doanh nghiệp trong công tác đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng để NLĐ an tâm tham gia.
Thứ ba, Phòng LĐ-TB&XH thị xã Hoài Nhơn tiếp tục phối hợp với các
Trung tâm dịch vụ việc làm để tăng cường công tác tư vấn về XKLĐ, đẩy mạnh công tác tuyền, vần động NLĐ tích cực tham gia XKLĐ.
3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu lao động lao động
XKLĐ và các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, đặc biệt là về năng lực duy trì và phát triển các thị trường mới. Luận văn đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo về thị trường XKLĐ, một mặt để xác định rõ nhu cầu nhập khẩu của các nước về số lượng, chủng loại, lĩnh vực ngành nghề, chất lượng lao động,… làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án hay chương trình XKLĐ phù hợp với khả năng cung ứng lao động trong nước.
Mặt khác, giúp doanh nghiệp XKLĐ tìm hiểu được khả năng của đối tác, tình trạng hoạt động của chủ sử dụng lao động nước ngoài nhằm hạn chế các khả năng rủi ro, tiêu cực phát sinh từ phía người sử dụng, bảo vệ NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả XKLĐ.
Thứ hai, tăng cường và hoàn thiện công tác xúc tiến phát triển thị trường XKLĐ. Về phía Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các hiệp định, thoả thuận, biên bản ghi nhớ cấp nhà nước về hợp tác lao động với các nước. Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phải thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định để hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ. Các doanh nghiệp XKLĐ tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và các đề án thúc đẩy XKLĐ tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trọ việc làm ngoài nước và các đề án XKLĐ để xây dựng kế hoạch, tăng cường đầu tư tài chính và nhân lực cho công tác xúc tiến thị trường, đặc biệt là phải lập các đại diện ở nước ngoài để quản lý lao động và công tác xúc tiến thị trường.
Nghiên cứu xây dựng và ban hành chiến lược phát triển thị trường tổng thể, trong đó xác định mục tiêu cụ thể từng giai đoạn về qui mô và chất lượng
thị trường, xác định các thị trường tiềm năng, các thị trường mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước để triển khai thực hiện chiến lược.
Trên cơ sở đó, Phòng LĐ-TB&XH sẽ triển khai xây dựng các kế hoạch nhằm cụ thể hoá các chiến lược của nhà nước phù hợp với điều kiện cũng như thị trường truyền thống và mở rộng thêm một số thị trường mới, thúc đẩy XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn ngày càng phát triển.
Thứ ba, củng cố và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống như thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường phù hợp với điều kiện, năng lực của lao động thị xã Hoài Nhơn, do vậy, việc phát triển mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống nêu trên sẽ rất khả thi với chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với phát triển thị trường mới nên việc củng cố và phát triển thị phần tại các thị trường truyền thống là rất quan trọng nhằm duy trì và phát triển quy mô của XKLĐ của thị xã.