Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

* Hạn chế

Thứ nhất, UBND các xã, phường chưa thực sự quan tâm sâu sát đến

công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề và XKLĐ, còn xem đây là công việc của Phòng LĐ-TB&XH.

Thứ hai, số lượng lao động đi XKLĐ năm 2019 và 2020 chưa tương

xứng với tiềm năng lao động của thị xã, lực lượng lao động có khả năng tham gia XKLĐ còn nhiều nhưng chưa được UBND các cấp và doanh nghiệp khai thác hết do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, làm sụt giảm số lượng đăng ký XKLĐ và đình trệ các hoạt động tuyên truyền, tuyển dụng của doanh nghiệp và UBND các cấp. Các nước thắt chặt việc kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh để phòng chống dịch bênh, khiến việc xuất cảnh của NLĐ sang các thị trường gặp nhiều khó khăn. Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các quốc gia phải tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa khiến các đơn hàng tuyển dụng lao động giảm sút.

Thứ ba, tuy số đợt tuyên truyền nhiều, nhưng công tác tuyên truyền,

vận động tư vấn XKLĐ tại một số xã, phường chưa thực sự hiệu quả. Hình thức, nội dung chưa đa dạng phong phú, thiếu thông tin nên chưa tác động nhiều đến thay đổi nhận thức của người dân về lợi ích của công tác XKLĐ.

Thứ tư, nhận thức của NLĐ về XKLĐ chưa đầy đủ, có tâm lý sợ rủi ro,

e ngại đi làm ăn xa, không có tư tưởng sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài. Một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh những trường hợp tiêu cực trong XKLĐ gây tâm lý hoang mang cho những người lao động khi đăng ký XKLĐ. Bản thân NLĐ nói chung còn nhiều hạn chế như: trình độ văn hoá,

chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề sức khoẻ,… đang là lực cản đối với XKLĐ.

Thứ năm, hầu hết các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động trên

địa bàn đi XKLĐ không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ nên rất khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, nắm thông tin tình hình lao động trong kỳ, việc bảo vệ NLĐ ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp hoạt động đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với các cấp chính quyền, đoàn thể chưa chặt chẽ.

Thứ sáu, nhiều lao động tự liên hệ với các đơn vị tuyển dụng lao động

đi nước ngoài không thông qua UBND các xã, phường nên việc quản lý lao động tham gia kênh XKLĐ chưa chính xác.

Thứ 7, công tác quản lý lao động ở nước ngoài còn nhiều hạn chế nên

khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra NLĐ phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có. Hiện tượng NLĐ bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời.

* Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, cán bộ, đội ngũ tuyên truyền viên chưa nắm bắt hết các chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác XKLĐ. Công tác tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cộng tác viên XKLĐ còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, hình thức chưa phong phú, tài liệu, pano, áp phích tuyên truyền XKLĐ chưa đầy đủ.

Thứ hai, việc theo dõi, quản lý số lao động làm việc ở nước ngoài chưa

được chặt chẽ, vì ở địa phương không có một doanh nghiệp XKLĐ nào đặt trên địa bàn thị xã, điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý của UBND các cấp và Sở LĐ-TB&XH thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải hợp tác với những doanh nghiệp XKLĐ ở các tỉnh khác nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Thứ ba, công tác quản lý của UBND xã các vùng biển vẫn còn chưa

chặt chẽ, sát sao dẫn đến tình trạng thời cơ mồi cò lừa đảo tuyển chọn tham gia XKLĐ.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn với tiêu đề: “Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” đã đưa ra những yếu tố tác động đến đến XKLĐ trong đó có yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, luận văn phân tích được thực trạng XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 về hai khía cạnh: số lượng và chất lượng. Làm tiền đề phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó đánh giá hoạt động QLNN về XKLĐ ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bằng cách nêu ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Từ thực trạng và nguyên nhân kể trên, luận văn lấy đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cho chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHẨU LAO ĐỘNG Ở THỊ XÃ

HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)