Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất

lao động

1.2.3.1. Yếu tố khách quan:

Điều kiện chính trị và nhu cầu của các nước nhập khẩu lao động: Chính trị là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ. Chẳng hạn như nước tiếp nhận có tình hình chính trị không ổn đình thì họ không có nhu cầu tiếp nhận lao động và nước XKLĐ cũng không muốn đưa NLĐ của mình tới đó. Bên cạnh đó, XKLĐ còn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn định hay không của nước tiếp nhận. Nếu nền kinh tế của nước tiếp nhận có những biến động xấu thì hoạt động XKLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nhu cầu sử dụng lao động và khả năng chi trả cho lao động cũng không được thuận lợi.

Thị trường lao động: Các nước tiếp nhận lao động thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tương đối phát triển, do đó họ cần đến nguồn lao động có chất lượng (thể hiện ở trình độ tay nghề NLĐ phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận lao động, có thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp), mà nguồn lao động có chất lượng thì có giới hạn cho nên nó có tính cạnh tranh đối với các nước tiếp nhận XKLĐ. Chính điều đó, đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động XKLĐ của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượng hàng hoá sức LĐ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mới cho hoạt động XKLĐ. Ngược lại, nó còn làm cho cạnh tranh không lành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải.

Điều kiện kinh tế: Phần lớn đời sống của người dân ở nước ta có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trong khi đó chi phí đi XKLĐ tương đối cao, do đó đã gây không ít khó khăn cho NLĐ. Bên cạnh đó, chi phí đi XKLĐ trên thực tế có thể còn bị đẩy cao hơn rất nhiều so với mức quy định nêu trên, dẫn đến hệ lụy là NLĐ ngoài phần được vay ưu đãi có thể phải vay lãi bên ngoài, gây khó khăn cho NLĐ, đặc biệt là các đối tượng chính sách.

Rũi ro, hạn chế: Rủi ro trong XKLĐ là những biến cố bất ngờ không may xảy ra gây thiệt hại cho các bên tham gia XKLĐ, bởi các nguyên nhân sau:

+ Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản… dẫn đến phải cắt giảm hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trước thời hạn.

+ Có người thì đã tích lũy đủ tiền để góp phần ổn định cuộc sống khi về nhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ chồng chất. Mặc khác, có những trường hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ chiếu của người lao động nên người lao động không thể về nước, khiến cho họ trở thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quy định của nước sở tại.

+ Còn các doanh nghiệp XKLĐ, họ phải chịu chi phí phát sinh để đưa người lao động trở về nước cũng như tiền đền bù cho những người lao động này do hợp đồng bị phá vỡ mà không phải do lỗi của người lao động.

+ Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp động đã ký như cắt giảm tiền lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như:bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hậu quả là người lao động sẽ bỏ việc hoặc bị sa thải. Trong trường hợp này người lao động và doanh nghiệp XKLĐ bị thiệt hại.

- Từ phía người lao động: Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thức kém, nhận thức kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài cho các công ty tư nhân với mức thu nhập cao hơn. Trong trường hợp này người sử dụng lao động và doanh nghiệp XKLĐ sẽ bị thiệt hại. Người sử dụng lao động sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số người lao động bỏ việc ngày càng nhiều và nhất là trong cùng một lúc. Khi đó có thể gây đình trệ trong sản xuất hoặc dư luận không tốt trong xã hội của nước sở tại. Với doanh nghiệp XKLĐ, điều đầu tiên họ phải gánh chịu là sự mất uy tín với đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thị trường lao động và tiếp theo là sự thiệt hại về tài chính: chi phí đưa người lao động về nước, chi phí tìm kiếm lao động… Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp XKLĐ có thể bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép XKLĐ.

- Từ phía doanh nghiệp XKLĐ: Rủi ro phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp XKLĐ là các “doanh nghiệp ma” nghĩa là hoạt động không hề có sự cho phép của cơ quan nhà nước. Thực chất hành vi của các DN này là lợi dụng sự cả tin của NLĐ, sự thiếu thông tin về lĩnh vực XKLĐ và đặc biệt là khát vọng muốn đổi đời của người lao động để lừa đảo. Trong trường hợp này

người bị hại trực tiếp là người lao động. Họ bị thiệt hại về tài chính nặng nề, thậm chí có người đã phải trả giá cả bằng tính mạng, nhân phẩm. Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước sở tại có thể bị hại một cách gián tiếp trong việc giải quyết hậu quả. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp XKLĐ được cấp giấy phép rồi nhưng hoạt động không hiệu quả đã nhận tiền của người lao động nhưng không tìm kiếm được thị trường để đưa họ đi. Trường hợp này người lao động cũng chịu thiệt hại nặng nề về tài chính nhưng không bằng trường hợp trên.

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan:

Các chính sách của nhà nước: QLNN về XKLĐ phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Chính phủ. Các cơ chế chính sách về hỗ trợ vốn cho XKLĐ, quy định tiền đặt cọc, ký quỹ; các quy định về thời gian đào tạo nghề, ngoại ngữ... cũng như quy định về xử phạt hành chính đều ảnh hưởng đến QLNN về XKLĐ.

Luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, khi hệ thống luật pháp đầy đủ việc quản lý sẽ đơn giản, thuận lợi hơn. Nguyên nhân của một số tồn tại trong QLNN về XKLĐ thường tập trung ở chỗ chưa có một hệ thống luật pháp thống nhất. Đôi khi luật pháp đã ban hành song các chế tài, pháp chế không nghiêm thì chính sách, pháp luật cũng không thể phát huy được tác dụng.

Đội ngũ cán bộ QLNN về XKLĐ: Để hoạt động XKLĐ có hiệu quả thì chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN về XKLĐ có ảnh hưởng không nhỏ. Nếu đội ngũ này vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả quản lý và ngược lại thì hiệu quả XKLĐ không cao.

Công tác quản lý các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ XKLĐ: Còn nhiều bất cập, trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về XKLĐ cấp trung ương với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chưa chặc chẽ; các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp XKLĐ. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động XKLĐ được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.

Trình độ tay nghề và nhận thức của người lao động: Thường thì nguồn LĐXK có trình độ văn hóa, chuyên môn, có thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp,

phong tục tập quán của nước sử dụng lao động, nhận thức tốt… sẽ dễ dàng thích ứng với môi trường, công nghệ giúp của nước tiếp nhận lao động, đồng thời sẽ làm tăng uy tín về năng lực quản lý XKLĐ. Mặt khác, trình độ tay nghề không cao, sức khỏe, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, quy định của người lao động không tốt, chẳng hạn như: bỏ trốn khỏi nơi làm việc, lao động chui,… sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động QLNN về XKLĐ.

Công tác đào tạo ngành nghề cho người lao động: XKLĐ trở thành một giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, thì đào tạo ngành nghề lao động là là hết sức quan trọng và phải chất lượng. Các cơ sở dạy nghề phải chủ động xây dựng chương trình, bên cạnh khối lượng kiến thức khung, cần phải có những học phần đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Nên ưu tiên những ngành nghề được các thị trường lao động cần. Nếu người lao động đã có kỹ năng giỏi, khi sang nước bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học hỏi và thích nghi. Từ đó đáp ứng được yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)