Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở thị xãHoài Nhơn, tỉnh Bình

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, nền kinh tế của thị xã Hoài Nhơn không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, người dân nơi đây đã khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của vùng. Cụ thể, theo niên giám thống kê 2019, thị xã Hoài Nhơn có trên 211.340 người, mật độ dân số 502 người/ km². Cơ cấu dân số: nam chiếm tỷ lệ 51,4%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 141,644 người, số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên 141,116 người, số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động 117,240 người, trong đó nông lâm và thuỷ hải sản chiếm 52,24% (61,244 người), công nghiệp và xây dựng chiếm 21,10% (24,736 người), thương mại và dịch vụ chiếm 21,66% (31,260 người) [31]. Thị xã Hoài Nhơn có nhiều bước tiến trong công tác xây dựng phát triển nông thôn mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp và nông thôn tiếp

tục được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Điều đó góp phần không nhỏ cho việc đổi mới và phát triển bộ mặt nông thôn. Năm 2018 thị xã Hoài Nhơn đã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.

Hệ thống giáo dục và y tế có nhiều thay đổi. Mạng lưới giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; chất lượng giáo dục các cấp bậc không ngừng được nâng lên; trường học và các cơ sở vật chất ngày càng khang trang. Công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người dân ngày càng được cải thiện. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng được quan tâm và tạo điều kiện thực hiện.

Tình hình trật tự an ninh xã hội trên địa bàn thị xã trong thời gian qua cơ bản được giữ vững. Công tác thanh tra, phòng chống tham những được tăng cường, góp phần chấn chỉnh sai phạm trên lĩnh vực quản lý kinh tế,… Tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh, nền kinh tế ở thị xã Hoài Nhơn vẫn còn phát triển ở mức độ chậm. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về an ninh lương thực. Về công nghiệp phát triển tương đối chậm, một phần do không cuốn hút được đầu tư vì chưa có các chính sách thu hút đầu tư thật sự hợp lý, mặt khác thị xã vẫn chưa có các biện pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của mình nhằm tạo bước đà thúc đẩy nền công nghiệp phát triển. Việc bồi thường và giải phòng mặt bằng ở một số dự án còn nhiều vướng mắc,… Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề và có việc làm chưa cao. Việc chọn nghề cho lao động nông thôn để đưa vào đào tạo chưa thật sự phù hợp, chưa gắn liền với tình hình thực tế của địa phương.

Nhìn chung, Đảng bộ và nhân dân thị xã Hoài Nhơn cần phải đoàn kết và nỗ lực hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, thử thách trong thời gian tới. Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm xây dựng địa phương trở thành thị xã tiêu biểu của tỉnh đáp ứng cả hai yếu tố phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Nghị quyết

của Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần cùng với cả tỉnh, cả nước thực hiện thắng lợi với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)