- Nhiệt độ khí đầu vào: 200oC Tốc độ bơm nguyên liệu:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã phân lập được 33 chủng vi tảo biển dị dưỡng thuộc chi Schizochytrium mới của Việt Nam từ vùng rừng ngập mặn thuộc Tiên Yên- Quảng Ninh, Diêm Điền- Thái Bình, Tĩnh Gia-Thanh Hóa, Thị Nại- Bình Định, huyện đảo Phú Quốc-Kiên Giang và tuyển chọn được 4 chủng tiềm năng (PQ6, PQ7, TH16, TB17) cho việc sản xuất các axít béo không bão hòa đa nối đôi (đặc biệt là docosahexaenoic acid- DHA, C22:6ω- 3).
2. Đã xác định được điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của các chủng tiềm năng: nhiệt độ 28oC; độ mặn 15‰, nồng độ glucose 6% (hoặc 3% glycerol đối với các chủng PQ7, TH16 và TB17); 1% cao nấm men và pH ban đầu là 7,0. Ở điều kiện này, chủng PQ6 có hàm lượng lipit tổng số đạt cao nhất (38,67% khối lượng khô), tiếp theo là chủng PQ7 (37,07%), TB17 (35,75%) và TH16 (30,44%). Hàm lượng DHA ở cả 4 chủng đều đạt trên 40% so với tổng số axít béo.
3. Dựa trên những đặc điểm hình thái, đọc và so sánh trình tự nucleotide đoạn gen 18S rRNA đã định tên khoa học của 4 chủng lựa chọn được như sau: PQ6, TH16 và TB17 thuộc về loài S. mangrovei, chủng PQ7 thuộc về loài S. limacinum. Và tên các chủng được ký hiệu là Schizochytrium mangrovei PQ6, S. mangrovei TH16, S. mangrovei
TB16 và S. limacinum PQ7. Trình tự đoạn gen 18S rRNA của 4 chủng đã được đăng
kí trên GenBank với mã số được cấp tương ứng như sau: PQ6 - EU728656, PQ7 - GU295222, TH16 - EU728657 và TB17 - GU295221.
4. Đã nuôi thu sinh khối chủng PQ6 trong các hệ thống lên men với các quy mô 5, 10 và 30 lít. Ở bình lên men 5 và 10 lít, lượng sinh khối khô, lipit tổng số và sản lượng DHA đạt tương ứng là 23,70 và 25,34 g/l; 38,56 và 46,23 % khối lượng khô; 8,71 và 11,55 g/l sau 96 giờ. Xây dựng được quy trình nuôi sinh khối chủng PQ6 ở bình lên men tự tạo 30 lít đạt hơn 29,87 g sinh khối khô/l với hàm lượng lipít đạt hơn 55% khối lượng khô, sản lượng DHA đạt 4,58 g/l sau 168 giờ.
5. Đã tạo được 14.000 viên thực phẩm chức năng Algal Omega-3 từ sinh khối chủng PQ6 có thành phần dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những
thử nghiệm trên động vật thực nghiệm cho thấy, Algal Omega-3 ít độc, giúp tăng sự hình thành phản xạ, làm chậm quá trình dập tắt và phục hồi khả năng phản xạ.
6. Đã sử dụng sinh khối chủng PQ6 để làm giàu Artemia và luân trùng. Hàm lượng lipit và EPA trong Artemia tăng 1,83 và 1,64 lần; hàm lượng DHA tăng từ mức không phát hiện được lên 2,292% so với axít béo tổng số sau 15 giờ làm giàu với 300 ppm tảo khô. Tương tự, hàm lượng lipit ở luân trùng cao hơn 1,38 lần; hàm lượng EPA và DHA từ mức không phát hiện được lên 1,308 và 7,330% so với axít béo tổng số sau 7 giờ làm giàu với 300 ppm tảo khô.
7. Sinh khối tươi chủng PQ6 có thể thay thế cho sản phẩm thương mại Golden Power để làm giàu Artemia. Hàm lượng lipit và DHA trong Artemia làm giàu bằng sinh khối tảo PQ6 cao hơn 2,6 và 1,16 lần so với khi làm giàu bằng Golden Power.
8. Luân trùng được làm giàu bằng sinh khối chủng PQ6 có hàm lượng lipit cao hơn 1,9-2,7 lần, hàm lượng DHA tăng từ 0 lên 1,165% so với axít béo tổng số so với luân trùng được nuôi, làm giàu bằng tảo quang tự dưỡng (Chaetoceros gracilis, Chlorella
sp., Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana) và men bánh mì.
9. Ấu trùng cua xanh ăn Artemia đã được làm giàu bằng sinh khối tươi chủng PQ6 có tỷ lệ sống cao hơn 1,30 lần và thời gian chuyển giai đoạn giảm 1,18 lần so với đối chứng không được làm giàu. Tương tự, ấu trùng cá Chẽm khi ăn luân trùng và Artemia
được làm giàu bằng sinh khối tươi chủng PQ6 có tỷ lệ sống và tăng trưởng cao hơn 1,18 lần và 1,17 lần, tương ứng, so với khi ăn A1 DHA Selco nhập ngoại.
KIẾN NGHỊ
1. Thử nghiệm nuôi trồng loài Schizochytrium mangrovei PQ6 trong hệ thống lên men lớn hơn để thu lượng lớn sinh khối tảo cho các mục đích khác nhau.
2. Mở rộng quy mô và đối tượng nuôi trồng thủy sản nhằm khẳng định tác động tích cực của loài vi tảo này lên chất lượng của con giống cũng như thương phẩm.
3. Tách chiết và tinh sạch axít béo không bão hòa từ sinh khối chủng PQ6.
4. Ổn định quy trình sản xuất viên Algal Omega-3 để thử nghiệm trên người tình nguyện nhằm đánh giá tác dụng tăng tốc độ xử lý thông tin ở người trẻ, chống lão suy ở người già.