- Máy xét nghiệm các thông số máu tự động SN195, Nhật Bản; máy cắt lát mô bệnh học Microtome Sartorius Werke (Đức); máy đo điện tâm đồ Cardisuny 501b35H
2.5.10. Nghiên cứu tính an toàn viên Algal Omega-
2.5.10.1. Nghiên cứu độc tính cấp của Algal Omega -3
Chuột nhắt trắng (CNT) bị bỏ đói 16 giờ trước khi làm thí nghiệm được chia thành 7 lô thí nghiệm mỗi lô gồm 12 con tương ứng với 7 mức liều Algal Omega - 3 (AO-3) tăng dần là 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 g/kg khối lượng cơ thể (KLCT). Trong số các mức liều đem thử, khoảng cách giữa các mức liều cao nhất chưa gây chết chuột và mức liều thấp nhất gây chết 100% số chuột trong lô được sử dụng để tính toán. Sau khi cho uống AO-3, chuột được nuôi dưỡng, theo dõi liên tục trong 72 giờ để xác định số con bị chết của từng lô. Giá trị LD50 được tính theo công thức sau (Abrham, 1978; Turner, 1965):
Trong đó LD50: liều chết 50% động vật thí nghiệm;
n: số động vật sử dụng trong từng lô thí nghiệm; k: số lô động vật;
mi: số động vật chết đếm được theo từng lô trong 72 giờ; d: khoảng cách giữa các mức liều;
xk: liều độ thuốc ở mức liều cao nhất;
zi: hệ số phụ tính từ công thức zi= 2k-1-2i (i: 1, 2, 3, ...k-1).
2.5.10.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
Độc tính bán trường diễn được tiến hành theo phương pháp Abrham (1978), quy định của WHO và Bộ Y tế Việt Nam về hiệu lực và an toàn chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Động vật được dùng AO- 3 liên tục trong 30 ngày với mức liều suy ra từ liều độc cấp và số liệu tham khảo. Thỏ được uống AO-3 bằng bơm tiêm không gắn kim, sử dụng dụng cụ đè lưỡi thỏ trong quá trình cho uống.
LD50 = Xk-d/2-d/n x ∑mi
k-1 i=2
Nghiên cứu ảnh hưởng của AO- 3 đối với khối lượn cơ thể thỏ: thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 6 con trong đó:
+ Lô đối chứng: thỏ được uống nước cất 0,5 ml/con/24 giờ;
+ Lô 1: thỏ uống AO-3 với mức liều 300 mg/kg KLCT/ 24 giờ liên tục trong 30 ngày;
+ Lô 2: thỏ uống AO -3 với mức liều 600 mg/kg KLCT/ 24 giờ liên tục trong 30 ngày. Sau 30 ngày theo dõi, khối lượng các cá thể trong từng lô được cân và đánh giá.
Nghiên cứu ảnh hưởng của AO -3 đối với chỉ tiêu huyết học của thỏ thí nghiệm: Số lô thí nghiệm và mức liều dùng được bố trí tương tự như thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng AO- 3 đối với khối lượng cơ thể. Trước và sau khi thí nghiệm, thỏ được lấy máu để xét nghiệm. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, lượng Hemoglobin được định lượng trên máy xét nghiệm tự động SN195 của Nhật Bản;
Nghiên cứu ảnh hưởng của AO -3 đối với chức năn an, thận thỏ qua các thông số hóa sinh: song song với việc phân tích các chỉ tiêu huyết học bằng máy xét nghiệm tự động, các thông số hoá sinh như hoạt độ của các enzyme AST, ALT, và creatinin được xác định theo phương pháp của Bergmeyer (1974).
Nghiên cứu ảnh hưởng của AO -3 khi cho uốn 30 n ày đối với chức năn tim thỏ:
được đánh giá thông qua việc đo điện tâm đồ ở đạo trình DII. Buộc thỏ nằm ngửa trên bàn, trói 4 chân thỏ. Cắm 4 điện cực của máy đo điện tâm đồ vào 4 chân, đặt chế độ đo ở đạo trình DII.
Nghiên cứu ảnh hưởng của AO -3 khi cho uốn 30 n ày đối với các biến đổi giải phẫu bệnh lý ở gan, thận, lách thỏ thực nghiệm: được tiến hành theo phương pháp của Abrham (1978).
Các mẫu gan, thận, lách được lấy trước và sau khi dùng thuốc AO- 3. Mẫu được cố định bằng dung dịch Carnoy, loại nước, đúc trong khối parafin và được cắt thành các lát dày 5-6 m bằng máy cắt mẫu mô bệnh học Microtome Sartorius Werke (Đức). Tiêu bản được nhuộm bằng Hematocylin-Eosin và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để đánh giá các tổn thương ở các mẫu của từng lô. So sánh và xử lý số liệu thu được bằng phương pháp mô tả hình thái, giải phẫu bệnh lý trên các mẫu tiêu bản và trên ảnh chụp từ các tiêu bản trên.