- Máy xét nghiệm các thông số máu tự động SN195, Nhật Bản; máy cắt lát mô bệnh học Microtome Sartorius Werke (Đức); máy đo điện tâm đồ Cardisuny 501b35H
2.5.11. Nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Algal Omega-
2.5.11.1. Xác định phản xạ tìm kiếm thức ăn trong mê lộ: được tiến hànhtheo phương
pháp của Abrham (1978) và Turner (1965).
Mê lộ là một thiết bị thí nghiệm được thiết kế để đo phản xạ có điều kiện. Sự hình thành phản xạ trải qua quá trình tập luyện tập tính tìm kiếm thức ăn. Thức ăn đặt ở trong khoang trung tâm của thiết bị, CNT thí nghiệm được đặt ở ngay cửa ra vào. Những lần đầu, người tập dùng dụng cụ dẫn đường cho CNT, mỗi lần tập cách nhau 5 phút.
- Phản xạ được coi là hình thành nếu CNT được đặt ở cửa và đi một lần đến đích (nơi đặt thức ăn) và đến đó được ăn khi CNT đang đói mà không dừng lại ở bất cứ một vị trí nào trong mê lộ.
- Phản xạ được coi là bền vững nếu sau nhiều lần đặt CNT ở cửa, chúng tự đi đến đích nhanh nhất, không nhầm vào ngõ cụt (các ngõ cụt khi CNT chạm mũi vào, bị điện giật gây đau), không dừng lại ở bất cứ điểm nào.
CNT bị bỏ đói 16 giờ trước khi thí nghiệm và được chia thành 3 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1: lô đối chứng, chuột được cho uống nước cất;
- Lô 2: chuột uống AO- 3 với mức liều 1250 mg/kg KLCT /24 giờ liên tục trong 30 ngày;
- Lô 3: chuột uống AO- 3 với mức liều 5000 mg/kg TLCT/24 giờ liên tục trong 30 ngày.
+ Tính sự hình thành phản xạ: là số lần tập luyện trung bình cần thiết cho CNT để chúng không bị nhầm đường khi tìm đến nơi có thức ăn;
+ Tính thời gian ngắn nhất để thực hiện quãng đường từ điểm xuất phát (cửa vào) đến đích (khoang trung tâm chứa thức ăn);
+ Đo sự dập tắt phản xạ: sau khi cắt thức ăn ở khoang trung tâm, đặt CNT vào cửa cho đến khi CNT nhận ra và không đi đến chỗ mà trước đây để thức ăn.
2.5.11.2. Nghiên cứu trên mô hình phản xạ tránh shock chủ động có điều kiện: được
Thiết bị lồng phản xạ có kích thước 400 x 300 x 300 mm được sử dụng để tạo ra xung âm thanh tín hiệu phát xung không điều kiện là dòng điện cảm ứng gây đau có cường độ 30 mA, truyền qua chân chuột. Xung điện này sẽ gây đau ở chân chuột cống trắng - CCT khi chúng đặt hai chân lên hai thanh kim loại đặt song song ở đáy lồng (nối mạch) nhưng không gây chết CCT. Thiết bị được đặt ở chế độ điều khiển tự động. Mỗi lần tập cách nhau 5 phút và một ngày tập ít nhất 3 lần. Khi bị xung điện giật ở chân, CCT nhảy lên do đau và tìm cách chạy trốn, người làm thí nghiệm dùng đũa thủy tinh (cách điện) dẫn CCT nhảy lên vùng cách điện được làm bằng mica trong suốt đặt ở giữa lồng (gọi là đảo an toàn để tránh điện giật).
- Phản xạ được coi là hình thành nếu sau nhiều lần phát xung phối hợp (âm thanh cùng lúc với xung điện giật), CCT tự động nhảy lên đảo an toàn không cần sự hướng dẫn của người làm thí nghiệm.
- Phản xạ được coi là bền vững nếu chỉ cần phát xung âm thanh (không kèm theo xung điện giật) mà CCT đã tự động nhảy lên đảo an toàn tránh điện giật. Tiến hành dập tắt phản xạ tránh shock điện giật nhiều lần, cho đến khi CCT không nhảy lên đảo an toàn nữa. Lúc đó được coi là phản xạ đã bị dập tắt.
Chuột cống trắng - CCT trưởng thành chia thành 3 lô, mỗi lô 10 con. - Lô 1: lô đối chứng, chuột được cho uống dung môi;
- Lô 2: chuột uống AO- 3 với mức liều 600 mg/kg KLCT/24 giờ, liên tục trong 30 ngày;
- Lô 3: chuột uống AO- 3 với mức liều 1800 mg/kg KLCT/24 giờ, liên tục trong 30 ngày.
Đánh giá sự hình thành phản xạ: được tính bằng số lần phối hợp cả xung có điều kiện (âm thanh) với xung không điều kiện (điện giật) để CCT có được phản xạ.
Thời gian để có đáp ứng (tính bằng giây) là thời gian khi bắt đầu có xung điện giật đến khi CCT tự nhảy lên đảo an toàn.
Đánh giá quá trình phản xạ bị dập tắt được tính bằng số lần phát tín hiệu có điều kiện (âm thanh) mà không kèm theo xung đau cho đến khi CCT không tự nhảy lên đảo tránh điện giật nữa.
2.5.11.3. Nghiên cứu trên mô hình gây suy giảm năng lực tâm thần kinh: nhằm đánh giá khả năng phục hồi trí nhớ ngắn hạn của đối tượng nghiên cứu.
Được tiến hành theo phương pháp nhảy tránh nóng cải tiến (jumping test) do Knoll & Knoll (1971) đề xuất.
Các lô CNT chưa được tập luyện trước, được đặt lên một dụng cụ điều nhiệt là một phiến nóng có nhiệt độ không đổi là 56oC úp lên đó một hình trụ rỗng hai đầu bằng thủy tinh có kích thước 12x16 cm. Khi bị stress nóng ở chân, các CNT sau một thời gian tiềm tàng tìm kiếm sẽ có phản xạ tránh nóng và nhảy lên thành bình thủy tinh. Tốc độ xử lý thông tin của các CNT được đánh giá bằng cách đo thời gian (s) đáp ứng phản xạ tránh nóng ở lô nghiên cứu uống AO-3 so với nhóm đối chứng không uống AO-3. Trong cùng điều kiện thử nghiệm, năng lực tâm thần kinh của các lô CNT bình thường (trước khi thử nghiệm) được so sánh với các lô CNT đã được gây suy giảm năng lực xử lý thông tin bằng cách tiêm Rausedyl (0,25 mg/kg KLCT/24 giờ). - Cách đánh giá và chỉ tiêu: tiến hành cho điểm với từng CNT theo lô trên thang điểm 10 (Knoll, 1971). Điểm O cho những CNT nếu sau thời gian xác định CNT không có khả năng nhảy ra khỏi phiến nóng và điểm 10 cho những CNT nhảy ra khỏi phiến nóng trong thời gian ngắn nhất.
So sánh giá trị trung bình thu được ở các lô đối chứng (không dùng AO-3) với lô gây suy giảm năng lực tâm thần kinh (dùng Rausedyl đơn thuần) và các lô dùng Rausedyl nhưng đã được uống AO-3 ở hai mức liều là 1250 mg/ kg KLCT/24 giờ và 5000 mg/kg KLCT/24 giờ liên tục trong 30 ngày. Từ đó có thể rút ra kết luận về tác dụng của AO-3 đối với tốc độ xử lý thông tin được coi là trí nhớ ngắn hạn.