Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 100)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế

Bênh cạnh những ƣu điểm, công tác tài chính, kế toán ở Trung Tâm còn một số tồn tại nhất định. Cụ thể:

-Về quản lý tài chính

Trung Tâm chỉ quan tâm đến việc lập dự toán thu, chi NSNN để phục vụ công tác báo cáo cho cơ quan tài chính cấp trên theo định kỳ, nhƣng chƣa xây dựng kế hoạch thu chi từ hoạt động khám và chữa bệnh cho Trung Tâm. Trong điều kiện đơn vị đƣợc giao tự chủ ngày càng cao, tỉ trọng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên từ nguồn NSNN càng giảm dần qua các năm, nếu đơn vị không xây dựng kế hoạch thu chi từ nguồn khám và chữa bệnh này thì sẽ rất khó khăn trong việc quản lý, phân tích, đánh giá hiệu quả nguồn hoạt động chủ yếu này, sẽ làm bị động trong việc phân bổ thực hiện các khoản chi cho toàn Trung Tâm (trong đó có khoản chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi, chi cung ứng thuốc, vật tƣ…)

Phƣơng pháp lập dự toán của Trung Tâm vẫn căn cứ vào số liệu thực tế của năm trƣớc và kết hợp với các chỉ tiêu kế hoạch của các Phòng Khoa và điều chỉnh tỉ lệ tăng giảm ngân sách một cách cảm tính, chƣa có phƣơng pháp khoa học. Do đó có nhiều khoản, mục chi chƣa bám sát dự toán ban đầu, phải

thực hiện phân bổ từ nguồn khác. Bênh cạnh đó, đơn vị chỉ xây dựng dự toán chung chung, không phân ra từng quý, tháng nên thƣờng hay gấp rút hoàn thành ở quý IV, làm khó khăn trong việc kiểm soát các khoản thu chi, thƣờng phải điều chỉnh dự toán vào cuối năm. Nhìn chung, việc lập dự toán thu, chi ngân sách chủ yếu nhấn mạnh đến việc tuân thủ các quy trình chi tiêu ngân sách theo nhiệm vụ, chƣa xem xét khía cạnh hiệu quả về sử dụng ngân sách để xây dựng dự toán. Điều này là do quy trình ngân sách của nhà nƣớc chƣa có sự thay đổi theo hƣớng quản trị ngân sách hƣớng đén tính hiệu quả thay vì theo mục đích chi tiêu.

-Về quy chế chi tiêu nội bộ

Mặc dù Trung Tâm có ban hành quy chế chi tiêu nội bộ nhƣng vẫn chƣa kịp thời, chƣa bám sát cào thực tiễn tại đơn vị. Có những khoản chi thực tế không có trong quy chế. Điều này, khiến Trung Tâm phải nhiều lần sửa đổi, gây lúng túng trong việc hoạch toán, lập chứng từ, kiểm soát chi phí và ảnh hƣởng đến việc hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí tại Trung Tâm.

- Về tổ chức bộ phận kế toán

Bộ phận kế toán của Trung Tâm mới thể hiện đƣợc vai trò thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, chƣa mang tính tham mƣu, và vạch ra kế hoạch thực hiện thu chi cụ thể các nguồn tài chính tại đơn vị. Bộ phận kế toán chủ yếu ghi chép xử lý, phản ánh, định khoản và kiểm soát chứng từ các nghiệp vụ phát sinh và cung cấp thông tin tài chính thông qua việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách, ít chú trọng đến việc tổ chức theo dõi và lập các báo cáo cung cấp thông tin để phục vụ kế toán quản trị Trung Tâm.

- Về công tác chứng từ

Một số cá nhân vẫn chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc lập chứng từ, Trung Tâm vẫn chƣa quan tâm đến việc hƣớng dẫn lập chứng từ cho toàn thể CBCNV. Điều này dẫn đến việc thanh toán tạm ứng công tác, chi phí

chuyên môn còn chậm, dẫn đến lũy kế tạm ứng lớn và phải tạm thời sử dụng nguồn khác để tạm ứng cho các cá nhân khác thực hiện công tác chuyên môn ngành. Về khâu kiểm tra và đối chiếu chứng từ chỉ đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên ở các phần hành kế toán, trong khi đó khâu kiểm tra, rà soát lại lần cuối trƣớc khi báo cáo thƣờng đƣợc thực hiện ở cuối kỳ nên khối lƣợng chứng từ rất lớn,cho nên khả năng sai sót chứng từ cao nhƣ: bị thất lạc, tập hợp không đủ chứng từ, thông tin trên các chứng từ. Ngoài ra sự kết nối giữa các Khoa, Phòng trong quy trình luân chuyển chứng từ đối với nguồn thu viện phí, BHYT có nhiều sự trùng lặp, chƣa chặt chẽ; luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận còn chậm, kiểm soát các nguồn thu phí gặp khó khăn, nhất là liên kết giữa quy trình thu viện phí với bộ phận kế toán.

- Kế toán nguồn và chi kinh phí hoạt động

Kế toán không mở chi tiết các tài khoản theo mục lục ngân sách gây khó khăn trong việc đối chiếu và kiểm tra. Nguồn thu sự nghiệp cũng chƣa đƣợc theo dõi chi tiết theo mỗi hoạt động khám và chữa bệnh. Việc tổ chức theo dõi nguồn, chi theo mức độ thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của kinh phí chƣa đƣợc chặt chẽ để cung cấp thông tin theo từng loại kinh phí đƣợc cấp.

Kế toán hoạt động dịch vụ

Mặc dù có theo dõi cho mỗi hoạt động dịch vụ, nhƣng việc theo dõi này là chƣa hợp lý trong việc cung cấp thông tin chi tiết theo mỗi hoạt động để giúp cho quản trị Trung Tâm khai thác có hiệu quả các hoạt động khác nhau, tăng nguồn thu cho Trung Tâm. Kế toán hoạt động dịch vụ giao khoán (cho thuê mặt bằng) chỉ đơn thuần là theo dõi phần thu do chế độ khoán. Tuy nhiên, cách tổ chức nhƣ vậy chƣa cung cấp thông tin phục vụ cho việc đƣa ra quyết định giao khoán. Mặt khác, các hoạt động dịch vụ còn dùng chung tài sản hình thành từ nguồn ngân sách (nhƣ điện, TSCĐ, dụng cụ) nhƣng chƣa

đƣợc tổ chức theo dõi chi phí cho các hoạt động này để tính chênh lệch thu chi, làm căn cứ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động dịch vụ.

Đối với phần hành thanh toán BHYT

- Kế toán chƣa xử lý các bút toán chênh lệch từ nguồn thu BHYT khi có biên bản thanh lý giữa cơ quan BHXH và Trung Tâm.

- Kế toán phần hành tài sản cố định

Kế toán có theo dõi tài sản cố định tăng, giảm, kiểm kê tài sản. Tuy nhiên, tổ chức phản ánh còn không theo mẫu quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 nhƣ: Biên bản kiểm kê TSCĐ mẫu số 53 – HD, thanh lý tài sản mẫu số 51-HD. Việc xác định hao mòn tài sản chƣa theo quy định tại Thông tƣ 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính. Kế toán cũng chƣa phân loại tài sản phục vụ cho mục đích sử dụng để xác định giá trị hao mòn khi dùng chung hoạt động chuyên môn và khấu hao khi dùng cho hoạt động dịch vụ.

- Kế toán phần hành dược, vật tư

Kế toán chƣa đƣa ra kế hoạch cụ thể cho hoạt động từng kỳ. Đây là bộ phận có mối liên hệ với nhiều phòng khoa khác nhau nên quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ qua nhiều khâu và công tác kiểm tra đối chiếu thƣờng đƣợc thực hiện ở cuối quý nên thƣờng xảy ra hiện tƣợng thất lạc, sai sót chứng từ, ảnh hƣởng chung đến việc lập và báo cáo tài chính. Trung Tâm hạch toán vật tƣ vào TK 152, tuy nhiên chƣa theo dõi chi tiết việc sử dụng cho bệnh nhân khám chữa bệnh có và không có BHYT. Do vậy, mỗi lần sai sót xảy ra thì rất khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu sổ sách chứng từ. Bên cạnh đó, số thuốc, vật tƣ sử dụng không hết hoàn nhập lại, không biết thuộc nguồn nào để xử lý các bút toán chênh lệch.

Ngoài ra, vật tƣ, hàng hóa hình thành từ nguồn kinh phí hoạt động trong năm, cuối năm chƣa đƣa vào sử dụng mà còn ở trong kho (dữ trữ) chƣa

đƣợc Trung Tâm theo dõi và hạch toán phù hợp. - Kế toán phần hành công cụ, dụng cụ

Tất cả công cụ dụng cụ khi đƣợc mua về và xuất dùng, kế toán Trung Tâm không theo dõi trên tài khoản 153 mà theo dõi trên tài khoản ngoài bảng (TK 005). Nhƣ vậy là không đúng theo quy định chế độ kế toán hiện hành. Việc kế toán hạch toán ghi đơn này không phản ánh chính xác chi phí thực tế đã phát sinh trong kỳ.

- Về cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ

Mặc dù hệ thống thông tin đã đƣợc kết nối, tuy nhiên các Phòng, Khoa vẫn chƣa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của từng khoa, chƣa xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin chung và cụ thể cho toàn Trung Tâm. Nhiệm vụ của các kế toán viên chỉ đáp ứng các phần hành kế toán hoạt động bình thƣờng, thông tin về báo cáo nội bộ chỉ đƣợc thực hiện khi có yêu cầu của ban Giám đốc, chƣa đƣợc quan tâm thành báo cáo định kỳ.

Trung Tâm mới chỉ xem trọng công tác báo cáo tài chính và quyết toán NSNN, chƣa quan tâm nhiều đến xây dựng và báo cáo cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ.

Ngoài ra, Ban giám đốc Trung Tâm là những bác sĩ chuyên môn về y khoa, do vậy cũng rất khó khăn trong việc tổ chức quản lý về tài chính và điều hành hoạt động của Trung Tâm, nhất là trong điều kiện tự chủ tài chính trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã trình bày khái quát đặc điểm hoạt động và quản lý của Trung Tâm Y Tế Thị Xã An Nhơn, qua đó làm căn cứ cho phân tích, đánh giá công tác kế toán có phù hợp với đặc điểm của Trung Tâm hay không.

Về công tác kế toán, Chƣơng này đã trình bày khái quát tổ chức công tác kế toán ở Trung Tâm, trình bày đặc điểm kế toán của một số phần hành chủ yếu. Tổng hợp, phân tích công tác kế toán ở Trung Tâm cho thấy bộ phận kế toán đáp ứng đƣợc vấn đề thu thập, xử lý nghiệp vụ chuyên môn và cung cấp các báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách kịp thời, tuân thủ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm đã nêu còn có các mặt hạn chế trong công tác kế toán cần phải khắc phục. Những hạn chế này vừa có nguyên nhân chủ quan trong công tác kế toán tại đơn vị vừa do nguyên nhân khách quan từ các chế độ Nhà nƣớc chƣa phù hợp.

Trên cơ sở nêu trên, qua nghiên cứu lý luận, thực tế, luận văn sẽ trình bày định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trung Tâm để nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính của Trung Tâm.

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 100)