8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập, chấp hành dự toán
a. Đối với khâu lập dự toán
Hiện nay, Trung Tâm Y Tế Thị Xã An Nhơn đang thực hiện lập dự toán căn cứ theo số liệu của năm trƣớc kết hợp trên cơ sở nhu cầu dự kiến của các bộ phận, Phòng, Khoa nhƣ hiệu suất sử dụng giƣờng bệnh, số lƣợng bệnh nhân và các chỉ tiêu về số lƣợng các xét nghiệm, định mức tiêu hao hoá chất, vật tƣ, nguyên vật liệu, thuốc … xem xét số liệu chi quyết toán nhƣ: điện, nƣớc, xăng xe, sửa chữa trang thiết bị,... để dự toán kinh phí cho năm sau. Về mặt cơ bản là đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động. Tuy nhiên, với cách lập dự toán chung cho năm tài chính này đã gây áp lực về vấn đề thực hiện quyết toán ngân sách cho các tháng cuối năm tài chính. Do đó, bộ phận kế toán cần phải phối hợp chặt chẽ với các phòng, khoa hơn nữa để lập kế hoạch và cụ thể cho từng tháng, quý, năm. Để thực hiện tốt đƣợc điều này, các Phòng, Khoa phải lập kế hoạch hoạt động theo tháng trên cơ sở dựa vào thực tế các hoạt động của từng tháng của năm trƣớc kết hợp với các định mức, quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Sau đó, bộ phận kế toán sẽ áp dụng chi phí dự toán cho kế hoạch hoạt động của các Phòng, Khoa, đƣa ra tỉ lệ dự phòng phù hợp và lập dự toán chi tiết từng tháng, quý. Từ đó, thực hiện dự toán ngân sách cho cả năm. Với cách làm này, các bộ phận chuyên môn phải căn cứ vào dự toán chi tiết, tiến hành hoạt động sẽ hiệu quả hơn, giúp đơn vị kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí theo kế hoạch đƣợc giao một cách hiệu quả và thuận lợi. Ngoài ra, việc thực hiện dự toán ngân sách cần phải tuân thủ theo kế hoạch đã đƣợc Sở Y tế duyệt và trên cơ sở dự toán do cơ quan tài chính có thẩm quyền đã giao. Nói cách khác để đáp
ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính hiện nay, Trung Tâm có thể nghiên cứu triển khai áp dụng thử nghiệm phƣơng pháp lập dự toán cấp không cho một số hoạt động tự chủ tại đơn vị nhằm thay cho phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ nhƣ trên.
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ, đơn vị vẫn chƣa lập kế hoạch dự toán thu chi. Do đó, Trung Tâm cần khẩn trƣơng thực hiện lập kế hoạch thu chi đối với các hoạt động này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay theo cơ chế tự chủ ngày càng cao về tài chính thì công tác kế hoạch này hết sức quan trọng và giúp Trung Tâm có thể cân đối các nguồn thu hiệu quả hơn, giúp Ban giám đốc có những thông tin dự báo cần thiết để ra quyết định chính xác hơn.
Công tác lập dự toán thu chi hoạt động kinh doanh dịch vụ này phải đƣợc chi tiết cho từng đối tƣợng cụ thể, nhƣ: đối với dịch vụ khám và chữa bệnh, phải căn cứ số lƣợng bệnh nhân khám chữa bệnh theo từng tháng, quý, năm của năm trƣớc, dự đoán các yếu tố tăng giảm về số lƣợng bệnh nhân nhƣ dịch bệnh, thời tiết, môi trƣờng,… Đối với các dịch vụ cho thuê thì căn cứ vào giá trị hợp đồng cụ thể để xác định nguồn thu. Tổng hợp kế hoạch thu chi từ nguồn này cũng giúp xác định mức trích lập các quỹ theo quy định tốt hơn.
b. Đối với chấp hành dự toán
Chấp hành dự toán tại đơn vị là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của Trung Tâm thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách đƣợc giao đó, Trung Tâm Y Tế Thị Xã An Nhơn tổ chức triển khai thực hiện, đƣa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thiện tốt nhiệm vụ thu chi đƣợc giao và đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
dự toán theo nguyên tắc bám sát dự toán theo từng tháng, năm. Thực hiện quyết toán theo từng tháng, quý để tránh áp lực công việc cuối năm.
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2019 của đơn vị đã thể hiện đƣợc rõ ràng, cụ thể. Mỗi các khoản chi từ chi thƣờng xuyên cho đến việc trích lập các quỹ, Trung Tâm cũng đã căn cứ vào các Nghị định, Thông tƣ, văn bản của các cấp để thực hiện. Hiện nay, Trung Tâm cần tiếp tục hoàn thiện và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tế nhằm mục đích tăng thu, tiết kiệm chi, đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong hoạt động. Từ năm 2019 trở đi, cơ quan tài chính cấp trên của Trung Tâm là Sở Y tế Bình Định, do đó đơn vị cần tiến hành bổ sung, chỉnh sửa các định mức chi phù hợp với quy định của Sở Y tế giao.
Đối với các hoạt động chuyên môn thì cần xây dựng định mức chi phù hợp với từng Phòng, Khoa nhƣ: định mức vật tƣ y tế khám bệnh, chữa bệnh… Đối với khoản tạm ứng, cần đƣa vào quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quy định thời hạn thanh toán tạm ứng, hạn mức tạm ứng, giúp kiểm soát tốt về chứng từ thanh toán, để giảm áp lực thanh toán tạm ứng với KBNN. Đối với các nguồn thu chi từ hoạt động dịch vụ phải cần nên đƣa vào qui chế để công khai tính minh bạch. Căn cứ vào các định mức chi cho các Phòng, Khoa để xây dựng các nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để hàng tháng, quý chi thu nhập tăng thêm cho CBCNVNLĐ hiệu quả và công bằng.
Trung Tâm cần phải tăng cƣờng các giải pháp tăng thu, và đặc biệt là các khoản thu hoạt động dịch vụ, tiết kiệm chi đầu vào, chi thƣờng xuyên để từng bƣớc cải thiện thu nhập, tích lũy và tăng cƣờng cơ sở vật chất. Về giải pháp tăng thu, bàn bạc công khai và dân chủ trong đơn vị, xây dựng kế hoạch và các phƣơng án thực hiện nhằm mở rộng các hoạt động, phát triển nguồn thu khám, chữa bệnh, chú trọng đến giải pháp tài chính để động viên CBCNVNLĐ, tạo điều kiện thuận lợi về hoạt động dịch vụ để tăng cƣờng các
khoản thu. Cần tăng cƣờng kiểm tra và giám sát công tác các khoản thu tại Trung Tâm nhằm đảm bảo thu đúng quy định. Nếu có sai sót, hạn chế thì kịp thời giải quyết khắc phục. Về giải pháp tiết kiệm chi: Lãnh đạo Trung Tâm cần có sự quyết tâm cao, quán triệt chặt chẽ của lãnh đạo đối với CBCNVNLĐ; tuyên truyền và vận động CBCNVNLĐ quán triệt tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng các biện pháp tiết kiệm hiệu quả, giải pháp cụ thể, thiết thực tùy tình hình thực tế và tính chất công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức.
Trung Tâm nên tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh, ghi nhận kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thƣờng xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở trên đề ra biện pháp tăng cƣờng quản lý chi hiệu quả nhất.
Do vậy Trung Tâm nên rà soát và sắp xếp lại bộ máy hoạt động của mình tinh gọn, tiết kiệm chi phí.
c. Đối với khâu quyết toán
Bên cạnh lập BCTC theo đúng quy định thì Trung Tâm cần phải tổng hợp quyết toán các nguồn hoạt động dịch vụ, xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động dịch vụ của đơn vị để phục vụ thông tin nội bộ.
Quyết toán là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Trung Tâm nên cần phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán rồi từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo.
Toàn bộ những thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo đƣợc xây dựng trên cơ sở thông tin do kế toán cung cấp. Do đó, hệ thống báo cáo có trung thực, hợp lý hay không phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị nhƣ thế nào để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập báo cáo. Do vậy, bộ phận kế toán của Trung Tâm nên cần phải tổ chức hạch toán kế toán và quyết toán toàn bộ số thực thu và thực chi trong
năm, tổ chức thực hiện thống nhất từ khâu chứng từ, tài khoản, biểu mẫu sổ sách, báo cáo… Từ đó sẽ góp phần vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời.